Skip to main content

Chuối ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường trong máu?

Việc kiểm soát lượng đường trong máu ổn định là rất quan trọng đối với người bị tiểu đường. Điều này giúp ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của một số biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, tránh hoặc giảm thiểu các loại thực phẩm gây ra việc đường huyết tăng đột biến là điều cần thiết.

Mặc dù là một loại trái cây tốt cho sức khỏe nhưng chuối lại chứa khá nhiều carbs và đường, những chất dinh dưỡng chính làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, bạn có nên ăn chuối nếu bạn bị tiểu đường? Chúng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn như thế nào?

Chuối chứa carb, làm tăng lượng đường trong máu

Nếu bạn bị tiểu đường, nhận thức về số lượng và loại carbs trong chế độ ăn uống của bạn là rất quan trọng. Điều này là do carbs làm tăng lượng đường trong máu của bạn nhiều hơn các chất dinh dưỡng khác, có nghĩa là chúng có thể ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.

Khi lượng đường trong máu tăng lên ở những người không mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ sản xuất insulin. Nó giúp cơ thể vận chuyển đường từ máu vào các tế bào để sử dụng tạo năng lượng hoặc lưu trữ.

Tuy nhiên, quá trình này không hoạt động như ở bệnh nhân tiểu đường. Thay vào đó, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào đề kháng với insulin được tạo ra.

Nếu không được quản lý đúng cách, điều này có thể dẫn đến việc thực phẩm giàu carb gây tăng đột biến lượng đường trong máu hoặc lượng đường trong máu liên tục cao, cả hai đều có hại cho sức khỏe của bạn.

93% lượng calo (Kcal) trong chuối đến từ carbs. Những loại carbs này ở dạng đường, tinh bột và chất xơ

Một quả chuối cỡ vừa chứa 14 gam đường và 6 gam tinh bột.

chuối chín

Chuối cũng chứa chất xơ

Ngoài tinh bột và đường, một quả chuối cỡ trung bình còn chứa 3 gam chất xơ.

Tất cả mọi người, kể cả bệnh nhân tiểu đường, nên ăn đủ lượng chất xơ do nó có lợi cho sức khỏe. Chất xơ đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, vì nó có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbs Điều này có thể làm giảm lượng đường trong máu tăng đột biến và cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu tổng thể.

Một cách để xác định thực phẩm chứa carb sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào là xem chỉ số đường huyết (GI) của nó. Chỉ số đường huyết xếp hạng thực phẩm dựa trên mức độ và tốc độ làm tăng lượng đường trong máu của thực phẩm. Phân loại cụ thể như sau:

  • GI thấp: 55 hoặc thấp hơn.
  • GI trung bình: 56–69.
  • GI cao: 70–100.

– Chế độ ăn kiêng dựa trên thực phẩm có GI thấp được cho là đặc biệt tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Điều này là do thực phẩm có GI thấp được hấp thụ chậm hơn và khiến lượng đường trong máu tăng dần, thay vì tăng một cách đột ngột.

– Nhìn chung, chuối đạt điểm giữa thấp và trung bình trên thang GI (từ 42–62, tùy thuộc vào độ chín)

mức độ chín của chuối

Chuối xanh (chưa chín) chứa kháng tinh bột

– Loại carbs trong chuối của bạn phụ thuộc vào độ chín của nó. Chuối xanh hoặc chưa chín chứa ít đường và nhiều kháng tinh bột hơn.

Kháng tinh bột là những chuỗi dài của glucose (tinh bột) có khả năng “chống lại” quá trình tiêu hóa ở phần trên của hệ tiêu hóa của bạn. Điều này có nghĩa là chúng hoạt động theo cách tương tự như chất xơ và sẽ không làm tăng lượng đường trong máu.

– Ngoài ra, chúng có thể giúp nuôi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn, có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe trao đổi chất và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

– Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây về kiểm soát lượng đường trong máu ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đã cho thấy một số kết quả thú vị. Những người bổ sung kháng tinh bột có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn những người không bổ sung trong khoảng thời gian 8 tuần.

– Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra nó có tác dụng có lợi ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách cải thiện độ nhạy insulin và giảm viêm.

– Chuối xanh (chưa chín) có chứa kháng tinh bột, không làm tăng lượng đường trong máu và thậm chí có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài.

– Chuối vàng hoặc chuối chín chứa ít kháng tinh bột hơn chuối xanh và nhiều đường. Điều này có nghĩa là chuối chín hoàn toàn có chỉ số GI cao hơn và sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn tăng nhanh hơn so với chuối còn xanh hoặc chưa chín.

– Ngoài ra yếu tố về khối lượng chuối bạn ăn vào cũng cần chú ý, điều này có nghĩa là một quả chuối lớn hơn sẽ chứa nhiều carb hơn và có ảnh hưởng đến mức đường trong máu của bạn nhiều hơn.

Chuối có an toàn cho bệnh nhân tiểu đường không?

  • Hầu hết các hướng dẫn chế độ ăn uống chung cho bệnh tiểu đường đều khuyên bạn nên tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh trong đó bao gồm trái cây. Ăn trái cây và rau quả có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như bệnh tim và một số bệnh ung thư. Mà bệnh nhân tiểu đường thậm chí có nguy cơ mắc các bệnh này cao hơn, vì vậy ăn đủ trái cây và rau quả là rất quan trọng
  • Không giống như các sản phẩm đường tinh luyện như kẹo và bánh, carbs trong chuối đi kèm với chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như kali, vitamin B6, vitamin C và các hợp chất thực vật có lợi.

– Nếu bạn ăn chuối, điều quan trọng là phải lưu ý đến độ chín và kích thước của chuối để giảm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Cụ thể:

  • Theo dõi khẩu phần ăn của bạn: Ăn một quả chuối nhỏ hơn để giảm lượng đường trong một lần ăn.
  • Chọn quả chuối săn chắc, gần chín: Nên chọn quả chuối không quá chín để lượng đường thấp hơn một chút.
  • Chia lượng trái cây của bạn trong ngày: Chia lượng trái cây của bạn để giúp giảm lượng đường huyết và giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định.
  • Ăn chuối kèm với các thực phẩm khác : Thưởng thức chuối của bạn với các thực phẩm khác, chẳng hạn như các loại hạt hoặc sữa chua (nên chọn sữa chua không đường hoặc ít đường), để giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường.

sữa chua chuối

 

Nếu bạn bị tiểu đường, hãy nhớ rằng tất cả các loại thực phẩm chứa carb có thể ảnh hưởng khác nhau đến lượng đường trong máu của mọi người.

Do đó, bạn có thể muốn theo dõi việc ăn chuối ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào và điều chỉnh thói quen ăn uống của mình cho phù hợp.

Mai Hương

Tham khảo: healthline.com

👉 Đăng ký theo dõi Eatsy TV trên Youtube tại đây: https://bit.ly/35Nj0LK để nhận những công thức nấu ăn ngon, bổ dưỡng.

👉 Tải ngay ứng dụng Eatsy giúp hỗ trợ theo dõi sức khỏe và xây dựng thực đơn lành mạnh dành riêng cho bạn: https://bit.ly/3mGqSED.

👉 Like và theo dõi page của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về dinh dưỡng và sức khỏe: https://www.facebook.com/eatsy.vn/

 

Eatsy không chẩn đoán hoặc đề xuất phương pháp điều trị. Bất kỳ mô tả nào về chế độ ăn kiêng, kế hoạch tập luyện hoặc chất bổ sung đều phải được thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng hiện tại của bạn. Bài viết này không đề cập đến các tình trạng cụ thể và chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung về các chủ đề chăm sóc sức khỏe. Việc làm theo bất kỳ lời khuyên nào là do bạn tự chủ động và không áp đặt bất kỳ trách nhiệm nào lên tác giả blog đối với sức khỏe và sự an toàn của bạn.

Giới thiệu về Eatsy

Eatsy là công ty công nghệ sức khỏe được thành lập vào tháng 6 năm 2020 tại Hà Nội. Chúng tôi tin rằng công nghệ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mọi người hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Eatsy cung cấp các giải pháp cá nhân hóa, hiệu quả và bền vững để giúp người dùng đạt được mục tiêu dinh dưỡng, tập luyện và sức khỏe của họ.

Trải nghiệm Eatsy - Giải pháp dinh dưỡng cá nhân hóa, hiệu quả và bền vững

Click vào đây để tải App Eatsy

Dùng thử miễn phí ⚬ Bảo đảm chất lượng ⚬ Được tin cậy trên toàn cầu

Để lại bình luận

© 2024. All Rights Reserved, Eatsy Jsc

Discover more from Eatsy

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading