Skip to main content

I, VAI TRÒ – TẦM QUAN TRỌNG CỦA INSULIN:

  • Insulin là một loại hormone được tạo ra trong tuyến tụy, nó cho phép cơ thể bạn sử dụng glucose để tạo năng lượng. Glucose là một loại đường được tìm thấy trong nhiều loại carbohydrate.
  • Sau bữa ăn chính hoặc bữa ăn phụ, hệ tiêu hóa sẽ phân hủy và chuyển hóa carbohydrate thành glucose. Glucose sau đó được sẽ được hấp thụ vào máu của bạn thông qua lớp niêm mạc trong ruột non của bạn.
  • Khi glucose đã vào máu, insulin sẽ giúp các tế bào trong thể hấp thụ đường và sử dụng nó để tạo năng lượng.

vai trò của insulin

– Insulin cũng giúp cân bằng lượng đường trong máu của bạn. Khi có quá nhiều glucose trong máu, nó sẽ báo hiệu để cơ thể lưu trữ lượng đường dư thừa trong gan. Lượng đường dự trữ sẽ không được giải phóng cho đến khi lượng đường trong máu của bạn giảm (trong trường hợp cơ thể bạn căng thẳng, cần tăng thêm năng lượng hoặc khoảng thời gian giữa các bữa ăn).

II, HIỂU BIẾT VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG:

Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể bạn không sử dụng đúng cách hoặc không tạo đủ insulin. Có hai loại bệnh tiểu đường chính là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.

  • Tiểu đường tuýp 1 là một loại bệnh tự miễn. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, cơ thể bạn không thể tạo ra insulin. Điều này là do hệ thống miễn dịch của bạn đã phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy của bạn. Bệnh này được chẩn đoán phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi, mặc dù nó có thể phát triển ở tuổi trưởng thành.
  • Tiểu đường tuýp 2, cơ thể của bạn đã trở nên đề kháng với tác động của insulin. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn cần nhiều insulin hơn để có được những tác dụng tương tự. Do đó, cơ thể bạn sản xuất quá mức loại hormone này để giữ mức đường huyết bình thường. Tuy nhiên, sau nhiều năm sản xuất quá mức như vậy, các tế bào sản xuất trong tuyến tụy của bạn sẽ cạn kiệt và suy yếu dần. Tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng thường phát triển sau này trong cuộc sống.

III,VAI TRÒ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG:

– Insulin được tiêm đóng vai trò thay thế hoặc bổ sung cho insulin của cơ thể bạn, nên được sử dụng điều trị ở cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 không thể tạo ra insulin, vì vậy họ phải tiêm loại hormone này để kiểm soát lượng đường trong máu.

– Nhiều người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể kiểm soát mức đường huyết của họ bằng cách thay đổi lối sống và thuốc uống. Tuy nhiên, nếu những phương pháp điều trị này không giúp kiểm soát mức đường huyết, những người mắc bệnh cũng có thể cần insulin để giúp kiểm soát mức đường huyết của họ.

IV, CÁC LOẠI INSULIN:

-Tất cả các loại insulin đều tạo ra tác dụng như nhau. Chúng bắt chước sự tăng và giảm tự nhiên của mức insulin trong cơ thể trong ngày. Cấu tạo của các loại khác nhau ảnh hưởng đến tốc độ và thời gian hoạt động của chúng.

  • Insulin tác dụng nhanh: Loại này bắt đầu hoạt động khoảng 15 phút sau khi tiêm. Tác dụng của nó có thể kéo dài từ ba đến bốn giờ. Nó thường được dùng trước bữa ăn.
  • Insulin tác dụng ngắn: được tiêm trước bữa ăn. Nó bắt đầu hoạt động từ 30 đến 60 phút sau khi bạn tiêm và kéo dài từ 5 đến 8 giờ.
  • Insulin tác dụng trung gian: Loại này bắt đầu hoạt động sau một đến hai giờ sau khi tiêm và tác dụng của nó có thể kéo dài từ 14 đến 16 giờ.
  • Insulin tác dụng kéo dài: Loại này có thể không bắt đầu hoạt động cho đến khoảng hai giờ sau khi bạn tiêm. Tác dụng của nó có thể kéo dài đến 24 giờ hoặc lâu hơn.

các loại insulin

 

V, CÁCH DÙNG VÀ LIỀU LƯỢNG:

– Bạn không thể bổ sung insulin bằng đường uống. Bạn phải tiêm nó bằng ống tiêm, bút hoặc máy bơm insulin, dựa trên sở thích cá nhân, nhu cầu sức khỏe của bạn.

– Bác sĩ sẽ chỉ cho bạn cách tự tiêm thuốc. Bạn có thể tiêm dưới da ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như:

  • Đùi
  • Mông
  • Cánh tay trên
  • Bụng

tiêm insulin

– Đừng tiêm trong vòng hai inch (5.08cm) xung quanh rốn vì cơ thể bạn cũng sẽ không hấp thụ được. Bạn nên thay đổi vị trí tiêm để ngăn tình trạng da dày lên (loạn mỡ dưới da) do tiếp xúc với insulin liên tục chỉ ở 1 chỗ.

– Việc sử dụng insulin ở mỗi người khác nhau tùy theo mức đường huyết và mục tiêu quản lý bệnh tiểu đường của họ. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn tiêm 60 phút trước bữa ăn hoặc ngay trước khi ăn. Liều lượng bạn cần hàng ngày phụ thuộc vào các yếu tố như chế độ ăn uống, mức độ hoạt động thể chất và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.

– Một số người chỉ cần tiêm một mũi mỗi ngày. Những người khác cần ba hoặc bốn. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn sử dụng cả 2 loại là insulin tác dụng nhanhtác dụng kéo dài.

VI, HẠ ĐƯỜNG HUYẾT:

Hạ đường huyết, hoặc mức đường huyết quá thấp, đôi khi có thể xảy ra khi bạn dùng insulin. Đây còn được gọi là phản ứng insulin. Nếu bạn tập thể dục quá nhiều hoặc không ăn đủ, lượng glucose của bạn có thể giảm xuống quá thấp và kích hoạt phản ứng insulin. Bạn cần cân bằng lượng insulin mà bạn cung cấp với thức ăn hoặc calo. Các triệu chứng của phản ứng insulin bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Không có khả năng nói
  • Đổ mồ hôi
  • Lú lẫn
  • Mất ý thức
  • Co giật
  • Cơ bắp yếu, chân tay run rẩy.
  • Da nhợt nhạt

VI, XỬ LÍ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT TỨC THỜI:

Để ngăn chặn tác động của hạ đường huyết, hãy luôn mang theo bên mình ít nhất 15 gam carbohydrate tác dụng nhanh. Đó là:

  • 1/2 cốc soda.
  • 1/2 cốc nước ép trái cây.
  • 5 viên kẹo.
  • 2 thìa nho khô.

V, TRAO ĐỔI VỚI BÁC SĨ:

– Được sử dụng một cách thích hợp, insulin sẽ giúp giữ cho mức đường huyết của bạn nằm trong mức khỏe mạnh. Mức đường huyết khỏe mạnh giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, chẳng hạn như mù lòa và mất tứ chi. Điều quan trọng là phải theo dõi mức đường huyết thường xuyên nếu bạn bị tiểu đường.

– Bạn cũng nên thay đổi lối sống để ngăn lượng đường huyết tăng quá cao. Và trao đổi với bác sĩ của bạn về các cách để điều trị bằng insulin hiệu quả nhất có thể.

– Nếu bạn sử dụng insulin cần có một số lưu ý:

  • Kiểm tra đường huyết trước, trong và sau khi tập luyện. Nếu đường huyết tăng cao hãy liên hệ với bác sĩ.
  • Không tập luyện trước khi ăn, chỉ tập luyện sau khi ăn.
  • Tránh tập luyện trước khi đi ngủ, bởi nó có thể gây hạ đường huyết trong đêm.

Cần có chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng như nhiều chất xơ, ít chất béo, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, các loại gia vị như đường, muối cũng cần phải lưu ý:

  • Không bỏ bữa, đặc biệt là sau khi tiêm insulin. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn một hoặc hai bữa lớn, cố định các bữa ăn.
  • Ưu tiên lựa chọn thực phẩm có nhiều chất xơ, có chỉ số đường huyết GI thấp. Trong bữa ăn chú ý ăn rau củ trước tiên, sau đó ăn thức ăn và ăn cơm sau cùng.
  • Nên có bữa phụ đêm để tránh tình trạng hạ đường huyết ban đêm khi sử dụng insulin.

– Cần kiểm tra và theo dõi lượng đường trong máu hàng ngày để có thể kiểm soát tốt đường huyết.

 

 

Mai Hương

Tham khảo: healthline.com

👉 Đăng ký theo dõi Eatsy TV trên Youtube tại đây: https://bit.ly/35Nj0LK để nhận những công thức nấu ăn ngon, bổ dưỡng.

👉 Tải ngay ứng dụng Eatsy giúp hỗ trợ theo dõi sức khỏe và xây dựng thực đơn lành mạnh dành riêng cho bạn: https://bit.ly/3mGqSED.

👉 Like và theo dõi page của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về dinh dưỡng và sức khỏe: https://www.facebook.com/eatsy.vn/

 

 

Eatsy không chẩn đoán hoặc đề xuất phương pháp điều trị. Bất kỳ mô tả nào về chế độ ăn kiêng, kế hoạch tập luyện hoặc chất bổ sung đều phải được thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng hiện tại của bạn. Bài viết này không đề cập đến các tình trạng cụ thể và chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung về các chủ đề chăm sóc sức khỏe. Việc làm theo bất kỳ lời khuyên nào là do bạn tự chủ động và không áp đặt bất kỳ trách nhiệm nào lên tác giả blog đối với sức khỏe và sự an toàn của bạn.

Giới thiệu về Eatsy

Eatsy là công ty công nghệ sức khỏe được thành lập vào tháng 6 năm 2020 tại Hà Nội. Chúng tôi tin rằng công nghệ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mọi người hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Eatsy cung cấp các giải pháp cá nhân hóa, hiệu quả và bền vững để giúp người dùng đạt được mục tiêu dinh dưỡng, tập luyện và sức khỏe của họ.

Trải nghiệm Eatsy - Giải pháp dinh dưỡng cá nhân hóa, hiệu quả và bền vững

Click vào đây để tải App Eatsy

Dùng thử miễn phí ⚬ Bảo đảm chất lượng ⚬ Được tin cậy trên toàn cầu

Để lại bình luận

© 2024. All Rights Reserved, Eatsy Jsc