Sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người tiểu đường băn khoăn liệu họ có thể thưởng thức loại trái cây này hay không. Trong bài viết này, Eatsy sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi: Người tiểu đườngc có ăn được sầu riêng không?
Tìm hiểu về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một nhóm các rối loạn chuyển hóa có đặc trưng bởi tình trạng đường huyết cao kéo dài. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là do cơ thể thiếu hụt đề kháng với insulin, một hormone quan trọng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Hoặc có thể do di truyền, tuổi tác, lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống chưa được lành mạnh, ít vận động.
Người tiểu đường thường được khuyến khích ăn nhiều trái cây và rau xanh giúp bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, trái sầu riêng có nhiều người bệnh tiểu đường thắc mắc có được ăn không.
Trước khi đi tìm câu trả lời của câu hỏi người tiểu đường có được ăn sầu riêng không; chúng ta cần nên nắm rõ thông tin dinh dưỡng cũng như một số lợi ích của sầu riêng đối với sức khỏe của người bình thường nói chung và người bị bệnh tiểu đường nói riêng.
Thành phần dinh dưỡng của sầu riêng
Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100gram sầu riêng như sau:
- Calo: 147
- Protein: 1,5g
- Chất béo: 5,4g
- Chất béo bão hòa: 2,46g
- Đường: 19.97g
- Carb: 27,1g
- Chất xơ: 3,2g
- Natri: 3 – 8mg
- Vitamin C: 19,7mg
- Folate: 22mcg
- Kali: 436mg
Cùng các khoáng chất thiếu yếu khác của cơ thể. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của sầu triêng có thể thay đổi theo tùy giống, độ chín và điều kiện bảo quản.
Những lợi ích của sầu riêng đối với sức khỏe
Tăng cường hệ miễn dịch
Sầu riêng là một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin và khoáng chất. Trong đó, vitamin C, B6, magie và kali đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Điều này giúp cơ thể chống lại các bệnh tật và nhiễm trùng, từ đó giúp cho cơ thể bạn khỏe mạnh và tránh xa các vấn đề không mong muốn.
Cung cấp chất chống oxy hóa
Sầu riêng cung cấp một lượng lớn chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol. Những chất này có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư. Thêm sầu riêng vào chế độ dinh dưỡng ngày hàng có thể giúp cơ thể đối phó với các tác nhân gây hại từ môi trường và duy trì sức khỏe tổng thể.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Sầu riêng cung cấp một lượng chất xơ khá dồi dào. Điều này giú tăng cường chức năng tiêu hóa và duy trì sự lành mạnh của đường ruột. Chấ xơ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa bằng cách kích thích sự di chuyển của thức ăn trong đường ruột và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, duy trì cân bằng vi sinh vật có ích trong đường ruột và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tiêu hóa.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Sầu riêng có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch thông qua các cơ chế khác nhau. Trước hết, nó chứa chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol, giúp ngăn chặn sự oxy hóa của cholesterol trong hệ thống tuần hoàn, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Ngoài ra, sầu riêng cũng là nguồn cung cấp kali tự nhiên, một khoáng chất quan trọng giúp kiểm soát huyết áp và duy trì sức khỏe của hệ thống tim mạch.
Người tiểu đường có được ăn sầu riêng không?
Sầu riêng là một loại trái cây ngon ngọt, giàu chất dinh dưỡng và có hàm lượng đường tự nhiên khá cao. Điều này khiến nhiều người tiểu đường phải cân nhắc trước khi tiêu thụ nó. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần lo lắng. Dưới đây là những điều bạn cần biết:
Kiểm soát khẩu phần ăn
Sầu riêng chứa nhiều đường (khoảng 20g/100calo), do đó, người tiểu đường cần chú ý đến lượng carbohydrate họ tiêu thụ từ sầu riêng. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết của họ. Đảm bảo kiểm tra đường huyết sau khi tiêu thụ sầu riêng để đảm bảo rằng nó không gây ra tăng đột ngột. Theo khuyến nghị, chỉ nên ăn 1 – 2 múi sầu riêng mỗi lần và không nên ăn quá 2 lần mỗi tuần.
Kết hợp với những loại thực phẩm khác
Việc ăn sầu riêng kết hợp với những loại thực phẩm khác nhau như thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, trái cây, các loại hạt và ngũ cốc; sẽ giúp làm chậm hóa trình tiêu hóa và hấp thụ đường, giúp kiểm soát đường huyết ổn định hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp sầu riêng với các thực phẩm có chỉ số glycemic thấp như hạt óc chó, lúa mạch, và hoa quả như táo, dâu, và dưa hấu. Các thực phẩm này giúp hạn chế sự tăng đột ngột của đường huyết sau khi ăn. Bổ sung thêm các nguồn protein như thịt gà, cá, đậu và trứng vào bữa ăn cùng sầu riêng cũng có thể giúp kiểm soát tăng đường huyết và giữ cảm giác no lâu hơn.
Tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng
Nếu bạn không chắc chắn về việc có nên ăn sầu riêng trong trường hợp của mình, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bạn. Họ có thể cung cấp hướng dẫn cụ thể và phù hợp nhất dành cho bạn.
Một số lưu ý khi ăn sầu riêng
Khi thưởng thức sầu riêng, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
- Trong y học cổ truyền, sầu riêng có tính nóng, vì vậy nếu ăn sầu riêng quá nhiều sẽ gây ra táo bón, đau hong, phát ban, nổi mụn. Nên ăn cùng với các loại trái cây có tính mát như măng cụt, thăng long để trung hòa tính nóng.
- Không nên ăn sầu riêng với các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Uống nhiều nước sau khi ăn sầu riêng
- Không ăn sầu riêng vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ để tránh tăng cân và tăng đường huyết đột ngột.
- Ăn nhiều sầu riêng có thể gây ra tăng cân. Mặc dù sầu riêng có nhiều chất dinh dưỡng và giàu chất xơ; tuy nhiên trong sầu riêng có một lượng đường và calo khá cao. Khi tiêu thụ quá nhiều đường và calo mà cơ thể không tiêu hao hết, nó có thể dẫn đến tích tụ mỡ trong cơ thể và gây ra tăng cân.
- Ngoài ra, những người bị dị ứng hoặc người bị bệnh trào ngược dạ dày không nên ăn sầu riêng.
Sầu riêng có thể là một phần của khẩu phần ăn của người tiểu đường nếu được tiêu thụ một cách cẩn thận và kiểm soát. Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ về cách ăn sầu riêng một cách hợp lý; và luôn tư vấn ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình.