I, HẠ ĐƯỜNG HUYẾT?
– Glucose trong máu (hoặc đường huyết) là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Khi bạn có mức đường huyết thấp bất thường, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của cơ thể. Tình trạng này được gọi là hạ đường huyết và nó chính thức được định nghĩa là mức đường huyết dưới 70mg/dL – 3,9mmol/L.
Hạ đường huyết thường gặp nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường . Tuy nhiên, một số điều kiện khác – hầu hết đều hiếm gặp – cũng có thể gây ra lượng đường trong máu thấp.
II, CÁC TRIỆU CHỨNG:
Bộ não của bạn cần một nguồn cung cấp glucose ổn định và liên tục. Nó không thể lưu trữ hoặc tự sản xuất nguồn cung cấp năng lượng của riêng mình, vì vậy trong trường hợp lượng glucose của bạn giảm xuống, não của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng hạ đường huyết. Bạn có thể gặp một số triệu chứng sau:
- Hành vi bất thường, nhầm lẫn hoặc có cả hai (điều này có thể biểu hiện là không có khả năng hoàn thành các công việc hàng ngày hoặc khó ghi nhớ một thông tin đơn giản nào đó)
- Mất ý thức (không phổ biến)
- Co giật (không phổ biến)
- Rối loạn thị giác, chẳng hạn như nhìn đôi, nhìn mờ hơn.
Hạ đường huyết cũng có thể gây ra các triệu chứng thể chất khác:
- Lo âu, bồn chồn.
- Tim đập nhanh
- Đói
- Đổ mồ hôi
- Cơ yếu, chân tay run rẩy.
– Vì những dấu hiệu này không đặc trưng cho hạ đường huyết, điều quan trọng là bạn phải đo và kiểm tra lượng đường trong máu khi những triệu chứng này xảy ra nếu bạn bị tiểu đường. Đó là cách duy nhất để biết liệu chúng có phải do vấn đề về đường huyết hay một bệnh lý khác gây ra hay không.
– Nếu bạn bị tiểu đường, khả năng sử dụng insulin của cơ thể bị suy giảm. Glucose có thể tích tụ trong máu của bạn và có thể đạt mức cao nguy hiểm. Để khắc phục điều này, bạn có thể tiêm insulin hoặc một loạt các loại thuốc khác để giúp cơ thể giảm lượng đường trong máu. Trong trường hợp bạn dùng quá nhiều insulin so với lượng glucose trong máu, bạn có thể bị giảm lượng đường trong máu, dẫn đến hạ đường huyết.
– Một nguyên nhân khác có thể xảy ra: Nếu bạn uống thuốc tiểu đường hoặc tiêm insulin, nhưng bạn không ăn nhiều carbs (tinh bột), hấp thụ ít glucose hơn, bỏ bữa, ăn không đúng giờ hoặc tập thể dục quá mức (sử dụng hết glucose), bạn cũng có thể bị tụt đường huyết.
IV, ĐIỀU TRỊ:
– Phương pháp điều trị hạ đường huyết gồm hai mặt: điều gì cần làm ngay lập tức để đưa lượng đường huyết trở lại bình thường và điều gì cần làm về lâu dài để xác định và điều trị nguyên nhân gây hạ đường huyết.
Điều trị hạ đường huyết ngay lập tức:
– Việc điều trị hạ đường huyết ban đầu phụ thuộc vào những triệu chứng bạn đang gặp phải. Thông thường là ăn hoặc uống một cái gì đó để làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng, chẳng hạn như :
- Kẹo
- Nước hoa quả
- Hoặc uống viên glucose (viên đường nén)
- Mật ong
– Cách này có thể điều trị các triệu chứng ban đầu và tăng lượng đường trong máu của bạn trở lại mức bình thường. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng hơn và bạn không thể bổ sung đường qua đường miệng, bạn có thể cần tiêm glucagon hoặc tiêm tĩnh mạch với glucose tại bệnh viện hoặc ở cơ sở y tế khẩn cấp.
Điều trị lâu dài:
– Bác sĩ sẽ tìm hiểu để xác định điều gì đã gây ra hạ đường huyết cho bạn. Nếu họ tin rằng nó liên quan đến bệnh tiểu đường của bạn, họ có thể đề nghị bạn bắt đầu sử dụng thuốc, điều chỉnh liều lượng nếu bạn đã dùng thuốc hoặc tìm một cách tiếp cận mới để quản lý lối sống.
– Nếu bác sĩ xác định hạ đường huyết của bạn là kết quả của một vấn đề khác không liên quan đến bệnh tiểu đường của bạn, chẳng hạn như khối u hoặc bệnh tật, họ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị vấn đề đó.
Hạ đường huyết có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Thiếu glucose có thể khiến não của bạn ngừng hoạt động và bạn có thể bất tỉnh, khi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến:
- Mất ý thức
- Co giật
- Tử vong
– Nếu bạn là người chăm sóc người bệnh tiểu đường bắt đầu gặp một trong những triệu chứng này, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế khẩn cấp ngay lập tức.
– Nếu bạn bị tiểu đường, hãy cẩn thận để không điều trị quá mức khi đường huyết hạ thấp. Bạn có thể khiến lượng đường trong máu tăng quá cao. Sự dao động giữa lượng đường trong máu thấp và cao có thể gây tổn thương cho dây thần kinh, mạch máu và các cơ quan của bạn.
V, NGĂN NGỪA HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG:
– Ăn uống đúng giờ và ăn đủ số bữa chính+phụ. Nếu bạn sử dụng thuốc uống chữa tiểu đường hoặc điều trị tiểu đường bằng insulin, phải chú ý về số lượng và thời gian của bữa ăn, các thực phẩm phải được điều chỉnh phù hợp với hiệu quả của insulin trong cơ thể.
– Kiểm tra và theo dõi lượng đường trong máu của mình thường xuyên. Điều trị hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường là khác nhau ở từng mốc điều trị, nên cần theo dõi nhiều lần trong ngày.
– Theo dõi về liều lượng thuốc một cách cẩn thận và luôn mang kèm theo bên mình. Uống thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
– Điều chỉnh thuốc và đồ ăn nhẹ hợp lý nếu có thêm các hoạt động thể chất. Việc này phụ thuộc vào kết quả thử đường máu và thời gian, cường độ của hoạt động.
– Uống rượu khi chưa ăn gì có thể gây hạ đường huyết.
Người nhà và người bệnh nên nắm rõ những cách điều trị hạ đường huyết, bản thân người bệnh cũng nên tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc để phòng tránh xảy ra tình trạng hạ đường huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Mai Hương
Tham khảo: healthline.com
👉 Đăng ký theo dõi Eatsy TV trên Youtube tại đây: https://bit.ly/35Nj0LK để nhận những công thức nấu ăn ngon, bổ dưỡng.
👉 Tải ngay ứng dụng Eatsy giúp hỗ trợ theo dõi sức khỏe và xây dựng thực đơn lành mạnh dành riêng cho bạn: https://bit.ly/3mGqSED.
👉 Like và theo dõi page của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về dinh dưỡng và sức khỏe: https://www.facebook.com/eatsy.vn/