Skip to main content

1. Tiểu đường tuýp 1 (đái tháo đường tuýp 1) là gì?

– Tiểu đường tuýp 1, hay còn gọi là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin, là một tình trạng mãn tính trong đó tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin. Insulin là một loại hoocmone cần thiết để cho phép đường (glucose) đi vào tế bào để tạo ra năng lượng, từ đó kiểm soát lượng đường trong máu không quá cao.

– Các yếu tố khác nhau, bao gồm di truyền và một số loại virus, có thể góp phần gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1. Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện ở người trẻ tuổi, nhưng không có nghĩa chỉ có mỗi người trẻ bị mắc bệnh.

– Mặc dù được nghiên cứu tích cực nhưng bệnh đái tháo đường tuýp 1 không có cách chữa khỏi. Điều trị tập trung vào việc quản lý kiểm soát lượng đường trong máu bằng insulin, chế độ ăn uống và lối sống để ngăn ngừa các biến chứng.

2. Các triệu chứng:

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp I xuất hiện tương đối đột ngột và có thể bao gồm:

  • Khát nước và uống nhiều nước hơn.
  • Đi tiểu nhiều.
  • Đối với trẻ nhỏ có dấu hiệu tiểu đêm, làm ướt giường, điều mà trước đây chúng chưa từng như vậy.
  • Luôn cảm thấy đói.
  • Sút cân.
  • Tâm trạng khó chịu, không thoải mái.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Mắt có biểu hiện nhìn mờ hơn.

Bạn nên đi gặp bác sĩ nếu thấy mình hoặc mọi người thân xung quanh, con cái của bạn khi có các dấu hiệu trên.

3. Nguyên nhân:

Nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp I còn chưa rõ. Thông thường, hệ thống miễn dịch của chính cơ thể – thường chống lại vi khuẩn và vi rút có hại – có thể phá hủy nhầm các tế bào sản xuất insulin (đảo nhỏ, hoặc tiểu đảo của Langerhans) trong tuyến tụy và dẫn đến tình trạng bệnh này. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:

  • Di truyền học.
  • Tiếp xúc với vi rút và các yếu tố môi trường khác.

4. Vai trò của insulin: 

– Khi một số lượng đáng kể các tế bào tuyến tụy (tế bào beta của tiểu đảo Langerhans) bị phá hủy, cơ thể bạn sẽ sản xuất ít hoặc không thể sản xuất insulin.Tuyến tụy tiết insulin vào máu. Insulin lưu thông và cho phép đường (glucose) đi vào trong tế bào của bạn.

– Glucose – một loại đường – là nguồn năng lượng chính cho các tế bào tạo nên cơ bắp và các mô khác. Glucose đến từ hai nguồn chính: thức ăn và gan của bạn. Thức ăn nhờ quá trình tiêu hóa mà chuyển hóa thành đường rồi được hấp thụ vào máu. Insulin sẽ giúp vận chuyển đường (glucose) từ máu vào trong các tế bào, từ đó là giảm lượng đường trong máu của bạn.
– Gan của bạn lưu trữ glucose dưới dạng glycogen.
Khi lượng glucose trong máu thấp, chẳng hạn như khi bạn nhịn ăn trong một thời gian, gan sẽ phân hủy glycogen dự trữ thành glucose để giữ mức glucose của bạn ở mức bình thường.

  • Trong bệnh tiểu đường tuýp 1, không có insulin để đưa glucose vào tế bào, vì vậy đường tích tụ trong máu của bạn. Điều này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

5. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường tuýp I:

Một số yếu tố nguy cơ đã biết đối với bệnh tiểu đường tuýp I bao gồm:

  • Tiến sử gia đình: Bất kỳ ai có cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 đều có nguy cơ mắc bệnh này tăng nhẹ so với người không có yếu tố này.
  • Di truyền: Sự hiện diện của một số gen cho thấy nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1 tăng lên.
  • Yếu tố địa lý: Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có xu hướng gia tăng khi bạn ở xa khu vực đường xích đạo.
  • Tuổi tác: Mặc dù bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nó xuất hiện ở hai độ tuổi đáng chú ý. Đó là ở trẻ em từ 4 đến 7 tuổi, và ở trẻ em từ 10 đến 14 tuổi.

6. Các biến chứng:

– Theo thời gian, các biến chứng của tiểu đường đường tuýp 1 có thể ảnh hưởng đến các cơ quan chính trong cơ thể bạn, bao gồm tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt và thận. Duy trì mức đường huyết bình thường có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc nhiều biến chứng. Cụ thể:

  • Bệnh tim và mạch máu: Bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch khác nhau, bao gồm bệnh động mạch vành với đau ngực (đau thắt ngực), đau tim, đột quỵ, hẹp động mạch (xơ vữa động mạch) và huyết áp cao.
  • Tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh): Lượng đường dư thừa có thể làm tổn thương thành của các mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng các dây thần kinh của bạn, đặc biệt là ở chân. Điều này có thể gây ngứa ran, tê, rát hoặc đau, thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan lên trên. Lượng đường trong máu được kiểm soát kém có thể khiến bạn mất hết cảm giác ở các chi bị ảnh hưởng.Tổn thương các dây thần kinh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, rối loạn cương dương có thể là một vấn đề.
  • Thận hư (bệnh thận): Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ giúp lọc máu cho cơ thể. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc tinh vi này. Tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không thể hồi phục, phải đi lọc máu hoặc ghép thận.
  • Tổn thương mắt: Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể làm hỏng các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), có khả năng gây mù lòa. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng thị lực nghiêm trọng khác, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
  • Tổn thương bàn chân: Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu lượng máu đến chân kém làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng ở chân. Nếu không được điều trị, các vết cắt và mụn nước có thể trở thành nhiễm trùng nghiêm trọng mà cuối cùng có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hoặc cẳng chân.
  • Nhiễm trùng da và miệng: Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng da và miệng hơn, bao gồm cả nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. Cũng có khả năng mắc bệnh nướu răng và khô miệng cao hơn.
  • Các biến chứng khi mang thai:Lượng đường trong máu cao có thể nguy hiểm cho cả mẹ và con. Nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu và dị tật bẩm sinh tăng lên khi bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt. Đối với người mẹ, tiểu đường tuýp 1 làm tăng nguy cơ nhiễm toan ceton, các vấn đề về mắt (bệnh võng mạc), huyết áp cao do thai nghén và tiền sản giật.

7. Phòng ngừa:
Không có cách nào được biết đến để ngăn ngừa tiểu đường 1, hiện nay các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu thêm về căn bệnh này. Vì vậy nếu mắc tiểu đường tuýp 1, cố gắng kết hợp các yếu tố như điều trị, ăn uống và theo dõi đường huyết thường xuyên cũng như kết hợp hoạt động thể lực để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Mai Hương

Tham khảo: mayoclinic.org

👉 Đăng ký theo dõi Eatsy TV trên Youtube tại đây: https://bit.ly/35Nj0LK để nhận những công thức nấu ăn ngon, bổ dưỡng.

👉 Tải ngay ứng dụng Eatsy giúp hỗ trợ theo dõi sức khỏe và xây dựng thực đơn lành mạnh dành riêng cho bạn: https://bit.ly/3mGqSED.

👉 Like và theo dõi page của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về dinh dưỡng và sức khỏe: https://www.facebook.com/eatsy.vn/

Eatsy không chẩn đoán hoặc đề xuất phương pháp điều trị. Bất kỳ mô tả nào về chế độ ăn kiêng, kế hoạch tập luyện hoặc chất bổ sung đều phải được thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng hiện tại của bạn. Bài viết này không đề cập đến các tình trạng cụ thể và chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung về các chủ đề chăm sóc sức khỏe. Việc làm theo bất kỳ lời khuyên nào là do bạn tự chủ động và không áp đặt bất kỳ trách nhiệm nào lên tác giả blog đối với sức khỏe và sự an toàn của bạn.

Giới thiệu về Eatsy

Eatsy là công ty công nghệ sức khỏe được thành lập vào tháng 6 năm 2020 tại Hà Nội. Chúng tôi tin rằng công nghệ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mọi người hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Eatsy cung cấp các giải pháp cá nhân hóa, hiệu quả và bền vững để giúp người dùng đạt được mục tiêu dinh dưỡng, tập luyện và sức khỏe của họ.

Trải nghiệm Eatsy - Giải pháp dinh dưỡng cá nhân hóa, hiệu quả và bền vững

Click vào đây để tải App Eatsy

Dùng thử miễn phí ⚬ Bảo đảm chất lượng ⚬ Được tin cậy trên toàn cầu

Để lại bình luận

© 2024. All Rights Reserved, Eatsy Jsc