Nếu bạn bị tiểu đường, có thể bạn sẽ thắc mắc liệu mình có được ăn khoai lang hay không? Câu trả lời là có.
Vậy lý do là tại sao?
Khoai lang có sẵn hơn 400 giống loại khác nhau, một số loại này tốt hơn cho những người mắc bệnh tiểu đường hơn so với những loại khác. Lượng bạn ăn và cách bạn chế biến là một yếu tố cần cân nhắc. Biết chỉ số đường huyết (GI) và chỉ số tải đường huyết (GL) của loại thực phẩm này cũng là những yếu tố quan trọng.
I, GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG?
- Tên khoa học là Ipomoea batatas . Các loại khoai lang là lựa chọn thay thế tốt cho khoai tây trắng. Chúng chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng hơn, chẳng hạn như beta carotene. Ngoài ra cũng có chỉ số tải đường huyết GL thấp hơn.
- Giống như khoai tây trắng, khoai lang có nhiều carbohydrate. Mặc dù vậy, những người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn chúng một cách điều độ.
- Ngoài giá trị dinh dưỡng, khoai lang còn chứa các đặc tính có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Thành phần dinh dưỡng:
-
- Chất xơ
- Vitamin A ở dạng beta carotene, vitamin C, B6, K.
- Folate
- Canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm
II, CÁC LOẠI PHỔ BIẾN:
- Khoai lang nghệ là loại phổ biến, chúng có màu nâu đỏ ở bên ngoài và màu vàng cam ở bên trong.
Khi so sánh với khoai tây trắng thông thường, chúng có hàm lượng chất xơ cao hơn. Điều này giúp cho chúng có chỉ số GI thấp hơn và làm cho chúng trở thành một lựa chọn lành mạnh hơn cho những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, chế biến bằng cách luộc sẽ có chỉ số GI thấp hơn so với nướng hoặc chiên.
2. Khoai lang tím:
- Khoai lang tím có màu tím hoa oải hương ở cả bên trong và bên ngoài, có chỉ số GL thấp hơn khoai lang nghệ. Ngoài chất dinh dưỡng, chúng còn chứa anthocyanins .
Anthocyanins là một hợp chất polypheno có thể cải thiện hoặc ngăn ngừa nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách cải thiện tình trạng kháng insulin.
3. Khoai lang Nhật:
Khoai lang Nhật Bản (Satsuma Imo) đôi khi được gọi là khoai lang trắng, mặc dù bên ngoài chúng có màu tím và bên trong có màu vàng. Dòng này có chứa caiapo. Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất caiapo có thể làm giảm đáng kể mức đường huyết lúc đói và hai giờ sau ăn ở các đối tượng khi so sánh với giả dược. Caiapo cũng được chứng minh là làm giảm cholesterol.
III, KHOAI LANG TÁC ĐỘNG ĐẾN LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU NHƯ THẾ NÀO?
- Vì khoai lang có nhiều carbohydrate (tinh bột), chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Nhưng hàm lượng chất xơ của chúng giúp làm chậm quá trình này. Hơn nữa chất xơ còn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng táo bón.
- Khoai lang nghệ có chỉ số GI cao hơn. Điều này có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn so với các loại khác.
- Cho dù bạn chọn loại nào, hãy hạn chế số lượng ăn và nên chọn ăn luộc hoặc hấp thay vì nướng.
Khi ăn điều độ, tất cả các loại khoai lang đều tốt cho sức khỏe. Chúng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và có thể được đưa vào chế độ ăn uống thân thiện với bệnh tiểu đường một cách an toàn.
Chúng là một lựa chọn dinh dưỡng tốt hơn khoai tây trắng. Mặc dù vậy, chỉ nên thưởng thức chúng ở mức vừa phải, nếu không chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đường huyết.
Hãy ghi nhớ luôn chọn một củ cỡ vừa và đảm bảo bao gồm các loại thực phẩm lành mạnh khác trong bữa ăn hàng ngày của bạn.
Mai Hương
Tham khảo: healthline.com
👉 Đăng ký theo dõi Eatsy TV trên Youtube tại đây: https://bit.ly/35Nj0LK để nhận những công thức nấu ăn ngon, bổ dưỡng.
👉 Tải ngay ứng dụng Eatsy giúp hỗ trợ theo dõi sức khỏe và xây dựng thực đơn lành mạnh dành riêng cho bạn: https://bit.ly/3mGqSED.
👉 Like và theo dõi page của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về dinh dưỡng và sức khỏe: https://www.facebook.com/eatsy.vn/