Skip to main content

Sai lầm trong điều trị bệnh tiểu đường thường xuất phát từ bản thân bệnh nhân không hiểu rõ về căn bệnh của mình. Với bệnh nhân tiểu đường, có rất nhiều sai lầm xuất phát từ việc bản thân bệnh nhân. Hoặc không được tư vấn về chế độ ăn uống, luyện tập và thuốc điều trị. Sau đây là 10 sai lầm thường gặp trong điều trị bệnh tiểu đường.

1. Không nắm được mục tiêu điều trị.

Một số bệnh nhân rất lo lắng khi đường máu trước ăn > 7 mmol/l, một số khác lại cho rằng đường máu ở mức 4 mmol/l là rất tốt. Theo hội đái tháo đường Mỹ, mục tiêu đường máu của các người tiểu đường:

  • Trước ăn: 4,4 – 7,2 mmol/l
  • Sau ăn 2 giờ:  <10 mmol/l và HbA1c < 7%.

Vì vậy đường máu 7,2 mmol/l là đạt mục tiêu. Đường máu 4 mmol/l lại không được khuyến cáo vì không an toàn, có thể sắp bị hạ đường máu. Đây là một sai lầm thường gặp nhất.

2. Vào ngày đi khám bệnh, bệnh nhân vẫn uống thuốc hạ đường máu hoặc tiêm insulin vào buổi sáng theo đơn nhưng lại nhịn ăn để đến bệnh viện làm xét nghiệm. Vì thế nếu bị chờ khám lâu thì họ dễ bị hạ đường máu nặng. Lưu ý là trong đơn thuốc đều ghi rõ là tiêm/uống thuốc trước ăn 10 hay 30 phút. Vậy nên chỉ tiêm khi đã có thức ăn và được phép ăn. Sai lầm này dẫn đến hậu quả vô cùng nguy hiểm.

3. Chỉ kiểm tra đường máu lúc đói, thường là trước bữa ăn sáng.

Ước tính trên 90% số bệnh nhân tiểu đường điều trị ngoại trú không hề đo đường máu sau ăn. Rất nhiều người phàn nàn là tại sao đường máu của họ tương đối tốt mà vẫn bị nhiều biến chứng. Lý do là vì họ quên kiểm soát đường máu sau ăn, mà theo các nghiên cứu thì tăng đường máu sau ăn có nguy cơ gây biến chứng tim mạch nhiều hơn tăng đường máu lúc đói.

4. Không thử đường máu lúc bị đói.

Theo phản xạ thì các bệnh nhân tiểu đường khi có cảm giác đói sẽ nghĩ ngay là do hạ đường máu và ăn ngay. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp đó là hiện tượng đói giả tạo, hay xảy ra ở những người có đường máu cao trong thời gian dài. Và khi được điều trị đưa đường máu xuống mức gần mức bình thường thì họ có cảm giác như bị hạ đường máu thực sự. Để phát hiện chính xác trường hợp này thì người bệnh nên đo đường máu trước khi quyết định có ăn thêm hay không.

5. Chỉ điều trị thuốc đái tháo đường mà không dùng các thuốc khác như thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, aspirin vì cho rằng các thuốc này ít quan trọng hơn. Theo các nghiên cứu, rất nhiều bệnh nhân tiểu đường có kèm theo tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, rối loạn đông máu, và có tới 70 đến 80 % các bệnh nhân bị tử vong do các biến chứng tim mạch. Vì vậy nếu chỉ kiểm soát tốt đường máu mà không kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch khác thì sẽ là vô nghĩa.

6. Không mang sổ y bạ hay đơn thuốc đi khám lại.

Bản chất của điều trị tiểu đường là quá trình dò liều. Bác sĩ khi kê đơn phải dựa trên cơ sở liều lượng các thuốc người bệnh đang dùng trước đó. Nhiều người bệnh nghĩ là thầy thuốc có thể nhớ đơn thuốc của mình nhưng điều đó là không thể vì có đến hàng trăm loại thuốc khác nhau. Để khắc phục điều này thì người bệnh nên chụp và lưu giữ đơn thuốc trong điện thoại của mình.

7. Hết thuốc nhưng không mua dùng tiếp vì sắp đến ngày khám lại.

Nhiều người bệnh nghĩ là hết thuốc vài ba ngày chắc cũng không sao nhưng chỉ cần nửa ngày không có thuốc là đường máu đã tăng cao. Điều này có thể gây nhiễm toan ceton và người bệnh phải đi cấp cứu. Đặc biệt, nếu không dùng thuốc thường xuyên thì đường máu dao động nhiều sẽ làm tăng cao nguy cơ bị các biến chứng mạn tính của tiểu đường. Vì vậy nếu chưa đi khám được thì người bệnh nên mua tiếp và dùng theo đơn cũ.

8. Dùng mãi một đơn thuốc.

Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân lười đi khám, dùng mãi một đơn thuốc vì cho rằng đơn thuốc đó là rất tốt và phù hợp. Thực tế tiểu đường type 2 là bệnh mạn tính và tiến triển liên tục. Khả năng tiết insulin nội sinh sẽ giảm dần và đường máu có xu hướng sẽ tăng dần. Một đơn thuốc có thể rất tốt tại thời điểm hiện tại nhưng sẽ không còn phù hợp sau 3 đến 6 tháng sau. Vì vậy người bệnh cần đi khám để được điều chỉnh liều trước khi quá muộn.

9. Khi bị ốm thì bỏ luôn các thuốc tiểu đường.

Người bệnh thường nghĩ khi bị ốm sẽ ăn kém đi và đường máu sẽ hạ. Nên thường cần giảm hoặc ngừng uống thuốc tiểu đường hoặc tiêm insulin. Tuy nhiên khi bị ốm thì các tuyến nội tiết đều tăng hoạt động, sản xuất ra nhiều hormon hơn. Tất cả các hormon này đều làm tăng đường máu. Vì vậy khi bị ốm, đa số người bệnh cần tăng liều thuốc uống hay insulin thì mới kiểm soát được đường máu.

10. Tự chữa các vết loét bàn chân ở nhà.

Người bệnh và người nhà thường cho rằng vết loét nhỏ không đáng ngại, nó sẽ tự liền nhanh. Nhưng người bệnh tiểu đường khi có vết loét ở bàn chân, dù rất nhỏ thì có nghĩa là họ đã có nhiều biến chứng nặng như biến chứng thần kinh, mạch máu. Và nếu không được điều trị những biến chứng này thì vết loét sẽ không thể tự liền được. Nó sẽ lan rất nhanh và làm tăng nguy cơ bị cắt cụt chân, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì vậy trong trường hợp này, tự làm bác sĩ đồng nghĩa với làm đao phủ của chính mình.

EATSY         

👉 Đăng ký theo dõi Eatsy TV trên Youtube tại đây: https://bit.ly/35Nj0LK để nhận những công thức nấu ăn ngon, bổ dưỡng.

👉 Tải ngay ứng dụng Eatsy giúp hỗ trợ theo dõi sức khỏe và xây dựng thực đơn lành mạnh dành riêng cho bạn: https://bit.ly/3mGqSED.

👉 Like và theo dõi page của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về dinh dưỡng và sức khỏe: https://www.facebook.com/eatsy.vn/

https://www.facebook.com/groups/nhungnguoisongchungcungtieuduong

https://www.facebook.com/groups/giamcancungeatsy 

Eatsy không chẩn đoán hoặc đề xuất phương pháp điều trị. Bất kỳ mô tả nào về chế độ ăn kiêng, kế hoạch tập luyện hoặc chất bổ sung đều phải được thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng hiện tại của bạn. Bài viết này không đề cập đến các tình trạng cụ thể và chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung về các chủ đề chăm sóc sức khỏe. Việc làm theo bất kỳ lời khuyên nào là do bạn tự chủ động và không áp đặt bất kỳ trách nhiệm nào lên tác giả blog đối với sức khỏe và sự an toàn của bạn.

Giới thiệu về Eatsy

Eatsy là công ty công nghệ sức khỏe được thành lập vào tháng 6 năm 2020 tại Hà Nội. Chúng tôi tin rằng công nghệ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mọi người hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Eatsy cung cấp các giải pháp cá nhân hóa, hiệu quả và bền vững để giúp người dùng đạt được mục tiêu dinh dưỡng, tập luyện và sức khỏe của họ.

Trải nghiệm Eatsy - Giải pháp dinh dưỡng cá nhân hóa, hiệu quả và bền vững

Click vào đây để tải App Eatsy

Dùng thử miễn phí ⚬ Bảo đảm chất lượng ⚬ Được tin cậy trên toàn cầu

Để lại bình luận

© 2024. All Rights Reserved, Eatsy Jsc

Discover more from Eatsy

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading