Skip to main content

Sự thật về chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì? Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có thể biết rằng bạn cần phải theo dõi lượng carbohydrate của mình. 

  • Nhưng các loại thực phẩm chứa carbohydrate khác nhau ảnh hưởng đến lượng đường trong máu theo cách khác nhau và những tác động này có thể được xác định bằng các phép đo được gọi là chỉ số đường huyết và chỉ số tải đường huyết. Bạn thậm chí có thể được khuyên sử dụng những con số này để giúp lập kế hoạch ăn kiêng của mình. 
  • Nhưng những con số này thực sự có ý nghĩa gì – và chúng hữu ích đến mức nào?

CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT VÀ CHỈ SỐ TẢI ĐƯỜNG HUYẾT

Chỉ số đường huyết (GI – glycemix index) ấn định điểm số cho thực phẩm dựa trên mức độ làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng lên nhanh hay chậm.

  • Thực phẩm được xếp hạng trên thang điểm từ 0 đến 100, với glucose (đường) tinh khiết cho giá trị 100. Chỉ số đường huyết của thực phẩm càng thấp, lượng đường trong máu càng tăng chậm sau khi ăn thực phẩm đó. 
  • Nói chung, thực phẩm chế biến sẵn thì GI càng cao và càng nhiều chất xơ hoặc chất béo trong thực phẩm thì GI càng thấp.

phân loại chỉ số đường huyết thực phẩm

Nhưng chỉ số đường huyết chỉ là một phần của câu chuyện. Những gì nó không cho bạn biết là lượng đường trong máu của bạn có thể tăng cao như thế nào sau khi bạn ăn loại thức ăn đó. Để hiểu được tác động hoàn toàn của thực phẩm đối với lượng đường trong máu, bạn cần biết cả tốc độ làm tăng lượng đường trong máu sau ăn và lượng glucose trong mỗi khẩu phần ăn. 

Một phép đo riêng biệt được gọi là chỉ số tải đường huyết (GL-glycemic load) sẽ thực hiện được cả hai điều trên – cung cấp cho bạn bức tranh chính xác hơn về tác động thực của thực phẩm đối với lượng đường trong máu của bạn.

  • Ví dụ, dưa hấu có chỉ số đường huyết cao GI-(80). Nhưng một khẩu phần dưa hấu có quá ít carbohydrate nên chỉ số tải đường huyết (GL) của nó là 5.

Một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng người bệnh tiểu đường nên chú ý đến cả chỉ số đường huyết và chỉ số đường huyết để tránh đường huyết tăng đột biến.

Mặt khác, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) nói rằng tổng lượng carbohydrate trong thực phẩm, chứ không phải chỉ số đường huyết hoặc chỉ số tải đường huyết của nó, là một yếu tố dự báo mạnh hơn về những gì sẽ xảy ra với lượng đường trong máu. Và một số chuyên gia dinh dưỡng cũng cảm thấy rằng việc chỉ tập trung vào chỉ số đường huyết và chỉ số tải đường huyết làm thêm một lớp phức tạp không cần thiết cho việc lựa chọn ăn gì.

Tuân theo các nguyên tắc ăn uống có chỉ số đường huyết thấp có thể có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nhưng đạt được và duy trì cân nặng hợp lý, giữ lượng đường trong máu ở ngưỡng an toàn cũng là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn.

THEO DÕI LƯỢNG CARBS TRONG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG:

Carbohydrate được tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Ví dụ, ngũ cốc, đồ ngọt, tinh bột, các loại đậu và sữa đều chứa lượng carbs khác nhau.

carb và đường huyết

  • Khi thức ăn và đồ uống có carbs được tiêu hóa, carbs sẽ được chuyển hóa thành glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào của chúng ta và khi đó lượng đường – glucose trong máu của cơ thể tăng lên. Ở những người không mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu tăng sau khi ăn nhưng nhờ tác dụng của insulin trong cơ thể giữ cho mức đường trong máu không tăng quá cao.
  • Nếu bạn bị tiểu đường, quá trình này không hoạt động theo đúng như vậy. Cách đếm carb có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn, nó phụ thuộc vào chế độ điều trị và tình trạng cơ thể bạn.

Tuýp 1: Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy của bạn không còn sản xuất insulin nữa, vì vậy bạn cần bổ sung insulin nền cũng như bù đắp lượng carbs trong thức ăn tương ứng với liều insulin vào bữa ăn. Để làm được điều này, bạn phải biết chính xác có bao nhiêu gam carbohydrate trong bữa ăn của mình —> gợi ý đếm carb!

Tuýp 2: Bởi vì những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 kháng insulin và có thể không sản xuất đủ insulin, điều quan trọng là bạn phải lưu ý đến lượng carb của mình. Để tránh tăng đột biến lượng đường trong máu, bạn nên ăn một lượng carb nhất quán vào các bữa ăn trong ngày, thay vì ăn tất cả cùng một lúc. Những người dùng thuốc uống có thể sử dụng hình thức đếm carb cơ bản hơn so với những người sử dụng insulin.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ THEO DÕI LƯỢNG CARB TRONG KHẨU PHẦN?

Đếm carb ở cấp độ cơ bản nhất liên quan đến việc đếm số gam carbohydrate trong một bữa ăn và điều chỉnh nó với liều lượng insulin của bạn.

  • Nếu bạn dùng insulin trong bữa ăn, điều đó có nghĩa là đầu tiên bạn phải tính cho mỗi gam carbohydrate bạn ăn và định lượng insulin trong bữa ăn dựa trên số lượng đó. 
  • Bạn sẽ sử dụng tỷ lệ insulin trên carb để tính toán lượng insulin bạn nên dùng để quản lý lượng đường trong máu sau khi ăn. Hình thức đếm carb nâng cao này được khuyến nghị cho những người đang điều trị insulin chuyên sâu bằng cách tiêm hoặc bơm, chẳng hạn như những người mắc tuýp 1 và một số người thuộc tuýp 2.

Mặc dù những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không dùng insulin trong bữa ăn có thể không cần đếm carb chi tiết để giữ lượng đường trong máu của họ ở mức phù hợp, nhưng một số người lại thích làm điều đó.

Vì vậy, có một số cách để giải quyết vấn đề này và nó thực sự là về sở thích cá nhân, nhưng hãy nhớ rằng phương pháp tính lượng carb tốt nhất cho bạn là phương pháp giải quyết nhu cầu về thuốc và lối sống của bạn. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn tìm ra những gì phù hợp nhất với bạn.

TÔI NÊN ĂN BAO NHIÊU CARB TRONG KHẨU PHẦN?

  • Đối với số lượng carb cho mỗi bữa ăn, không có con số lý tưởng cụ thể nào. Lượng carbohydrate mỗi người cần một phần lớn được xác định bởi chỉ số cá nhân của cơ thể và mức độ hoạt động của bạn. Cảm giác thèm ăn và đói cũng có vai trò nhất định.
  • Để biết bạn nên ăn bao nhiêu carbs, hãy tham khảo và nhận tư vấn từ bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng. Bạn sẽ cần xác định nhu cầu carb của mình và cách phân chia carb cho các bữa ăn chính và bữa phụ. Phản ứng với insulin của mỗi người sẽ khác nhau và chúng tôi không muốn thực hiện chế độ ăn kiêng hạn chế hơn mức cần thiết để quản lý lượng đường trong máu.

Mai Hương

Tham khảo: ADA

👉 Đăng ký theo dõi Eatsy TV trên Youtube tại đây: https://bit.ly/35Nj0LK để nhận những công thức nấu ăn ngon, bổ dưỡng.

👉 Tải ngay ứng dụng Eatsy giúp hỗ trợ theo dõi sức khỏe và xây dựng thực đơn lành mạnh dành riêng cho bạn: https://bit.ly/3mGqSED.

👉 Like và theo dõi page của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về dinh dưỡng và sức khỏe: https://www.facebook.com/eatsy.vn/

https://www.facebook.com/groups/nhungnguoisongchungcungtieuduong

https://www.facebook.com/groups/giamcancungeatsy 

Eatsy không chẩn đoán hoặc đề xuất phương pháp điều trị. Bất kỳ mô tả nào về chế độ ăn kiêng, kế hoạch tập luyện hoặc chất bổ sung đều phải được thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng hiện tại của bạn. Bài viết này không đề cập đến các tình trạng cụ thể và chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung về các chủ đề chăm sóc sức khỏe. Việc làm theo bất kỳ lời khuyên nào là do bạn tự chủ động và không áp đặt bất kỳ trách nhiệm nào lên tác giả blog đối với sức khỏe và sự an toàn của bạn.

Giới thiệu về Eatsy

Eatsy là công ty công nghệ sức khỏe được thành lập vào tháng 6 năm 2020 tại Hà Nội. Chúng tôi tin rằng công nghệ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mọi người hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Eatsy cung cấp các giải pháp cá nhân hóa, hiệu quả và bền vững để giúp người dùng đạt được mục tiêu dinh dưỡng, tập luyện và sức khỏe của họ.

Trải nghiệm Eatsy - Giải pháp dinh dưỡng cá nhân hóa, hiệu quả và bền vững

Click vào đây để tải App Eatsy

Dùng thử miễn phí ⚬ Bảo đảm chất lượng ⚬ Được tin cậy trên toàn cầu

Để lại bình luận

© 2024. All Rights Reserved, Eatsy Jsc

Discover more from Eatsy

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading