ĐỊNH NGHĨA: Đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ (tiểu đường thai kỳ) là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng ĐTĐ tuýp 1, tuýp 2 trước đó.
ĐTĐ thai kỳ có thể xảy ra ở bệnh nhân có hay không có nguy cơ bị đái tháo đường. 20-50% phụ nữ với tiền sử bị ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ bị rối loạn dung nạp glucose và ĐTĐ tuýp 2 trong vòng 10 năm sau sinh.
XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN:
Phương pháp (one-step strategy): Thực hiện phương pháp dung nạp glucose đường uống với 75g glucose, xét nghiệm đường huyết lúc đói, 1 giờ, 2 giờ sau khi uống đường.
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện vào buổi sáng sau khi nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ. Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ khi có bất kỳ giá trị glucose – đường huyết thoả mãn tiêu chuẩn sau đây:
- Lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
- Ở thời điểm sau 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
- Ở thời điểm sau 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L
MỤC TIÊU KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT:
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đề xuất các mục tiêu sau cho những phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Mục tiêu đường huyết nghiêm ngặt hơn hoặc ít hơn có thể phù hợp với từng cá nhân.
- Trước bữa ăn: dưới 95 mg/dl (5.3mmol/l)
- Một giờ sau bữa ăn: 140 mg/dl (7.8mmol/l) hoặc thấp hơn
- Hai giờ sau bữa ăn: 120 mg/dl (6.7mmol/l) hoặc thấp hơn.
DINH DƯỠNG TRONG THỜI KỲ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (TIỂU ĐƯỜNG) THAI KỲ:
Các bà mẹ cần chú ý các nguyên tắc sau:
– Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo nhiều lần trong ngày.
– Kiểm soát lượng chất đường bột (tinh bột) trong chế độ ăn vì nó tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu.
– Vận động thể lực vừa phải, đều đặn.
– Giữ cân nặng hợp lý – số cân nặng tăng thêm của bà mẹ sẽ tùy thuộc vào cân nặng trước khi mang thai. Theo dõi mức độ tăng cân của mỗi tuần.
1. Tăng cân trong thời kỳ mang thai:
- Phụ nữ mang thai nên tăng trung bình 9-12kg.
- Tuy nhiên trong tư vấn cá thể chưa có tài liệu nói rõ đối tượng phụ nữ gầy, béo hay có thai đôi thì nên tăng bao nhiêu.
- Theo khuyến cáo của Viện Y học Mỹ về tăng cân cho phụ nữ khi mang thai:
Tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai | BMI | Cân nặng khuyến cáo tăng trong cả quá trình mang thai |
Thiếu cân | Dưới 18.5 | 12.5 – 18kg |
Cân nặng bình thường | 18.5-24.9 | 11.5 – 16kg |
Thừa cân | 25-29.9 | 6.8 – 11.3kg |
Béo phì | ≥ 30 | 5.0 – 9.1kg |
Thai đôi (song sinh) | 16 – 24kg |
2. Nguyên tắc chung:
- Phù hợp với lối sống gia đình và bản thân.
- Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, 3 bữa chính + 2-3 bữa phụ, cố định giờ ăn.
- Tăng cường chất xơ: 20g/1000Kcal.
- Muối: Giảm khi có phù ở những tháng cuối thai kỳ < 6g/ngày.
- Cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất: sắt, acid folic, canxi, magie… (đặc biệt chú ý lượng acid folic trong 3 tháng đầu).
- Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
3. Năng lượng ăn vào:
- Năng lượng khuyến nghị ăn vào cho phụ nữ ĐTĐ (tiểu đường) thai kỳ hiện tại chưa có một mức nào là lý tưởng.
- Theo các tổ chức và các hiệp hội thì năng lượng đưa vào rất khác nhau. Các mức dưới đây có thể sử dụng như một khởi điểm của nhu cầu năng lượng:
– 30 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày (cân nặng trước khi mang thai)
– 36 Kcal/kg cân nặng lý tường/ngày, cho 3 tháng giữa thai kỳ.
– 38 Kcal/kg cân nặng lý tường/ngày, cho 3 tháng cuối thai kỳ.
Theo tạp chí ĐTĐ (tiểu đường) 2014 về liệu pháp dinh dưỡng điều trị:
- Mục tiêu của liệu pháp dinh dưỡng điều trị là cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi, duy trì mức đường máu và tránh thể cetone.
- Nhìn chung không có khuyến cáo tăng năng lượng cho phụ nữ mang thai ở thai kỳ đầu (3 tháng đầu).
- Tuy nhiên, hầu hết nhu cầu phụ nữ có cân cân nặng bình thường cần tăng thêm 300Kcal/ngày trong thai kỳ thứ 2 và tăng thêm 500Kcal/ngày cho thai kỳ thứ 3 (3 tháng giữa và 3 tháng cuối).
Trong đó:
- Năng lượng từ Glucid: 50 – 55%.
- Năng lượng từ Protein: 20 – 25% (Protein nguồn gốc động vật > 50% tổng số Protein). (Chú ý: những tháng cuối nếu có phù: giảm lượng đạm, tối đa 20%).
- Năng lượng từ Lipid: 15 – 25% (Acid béo không no chiếm 2/3 tổng số).
LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG CHO TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ:
a. Thực phẩm nên dùng cho tiểu đường thai kỳ:
b. Thực phẩm hạn chế dùng cho tiểu đường thai kỳ:
c. Thực phẩm không nên dùng cho tiểu đường thai kỳ:
3. Chú ý:
👉 Đăng ký theo dõi Eatsy TV trên Youtube tại đây: https://bit.ly/35Nj0LK để nhận những công thức nấu ăn ngon, bổ dưỡng.
👉 Tải ngay ứng dụng Eatsy giúp hỗ trợ theo dõi sức khỏe và xây dựng thực đơn lành mạnh dành riêng cho bạn: https://bit.ly/3mGqSED.
👉 Like và theo dõi page của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về dinh dưỡng và sức khỏe: https://www.facebook.com/eatsy.vn/
https://www.facebook.com/groups/nhungnguoisongchungcungtieuduong