Cùng với sự gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em thì người ta thấy ngày càng nhiều bệnh nhân đái tháo đường typ 2 là trẻ em và trẻ vị thành niên. Béo phì hoặc thùa cân là yếu tố nguy cơ của rất nhiều bệnh lý như hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch, bệnh xương mạch, và rối loạn tâm lý… Ước tính một trẻ gái bị thừa cân hoặc béo phì sẽ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường lên gấp 6-8 lần.
Khó khăn khi điều trị đái tháo đường cho trẻ em:
Việc điều trị cho trẻ em bị đái tháo đường sẽ rất khó khăn do:
- Mặc dù là đái tháo đường typ 2 nhưng nhiều thuốc uống không dùng được cho trẻ em. Do không có nghiên cứu xem thuốc có an toàn cho trẻ không.
- Việc điều trị insulin gặp khó khăn vì trẻ không chịu tiêm. Bên cạnh đó insulin làm hạ đường máu sẽ khiến trẻ ăn nhiều hơn nên càn làm tăng cân.
- Nguy cơ bị các biến chứng tim mạch, thận và mắt xuất hiện sớm. Nếu không kiểm soát đường máu tốt, ảnh hưởng đến khả năng học tập và phát triển của trẻ.
- Trẻ em tuân thủ chế độ điều trị kém hơn người lớn.
Trẻ có nguy cơ cao bị đái tháo đường:
Nhận diện những trẻ bị béo phì để có hướng dự phòng sớm sự xuất hiện bệnh đái tháo đường. Những trẻ có nguy cơ cao bị đái tháo đường là:
- Trẻ em có bố hoặc mẹ hoặc cả bố mẹ bị đái tháo đường.
- Trẻ sinh non, cân nặng lúc đẻ nhỏ. Những trẻ này có tụy nhỏ nên dễ bị đái tháo đường hơn
- Trẻ em béo phì nặng, chỉ số BMI > 30
- Trẻ có các dấu hiệu đề kháng insulin như gai đen ở cổ, gáy hoặc nách. Dấu hiệu này rất có giá trị nhưng thường bị bỏ sót.
👉 Đăng ký theo dõi Eatsy TV trên Youtube tại đây: https://bit.ly/35Nj0LK để nhận những công thức nấu ăn ngon, bổ dưỡng.
👉 Tải ngay ứng dụng Eatsy giúp hỗ trợ theo dõi sức khỏe và xây dựng thực đơn lành mạnh dành riêng cho bạn: https://bit.ly/3mGqSED.
👉 Like và theo dõi page của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về dinh dưỡng và sức khỏe: https://www.facebook.com/eatsy.vn/
https://www.facebook.com/groups/1017502925397769/?ref=pages_group_cta