Những người mắc bệnh tiểu đường nên đặc biệt thận trọng khi uống rượu vì rượu có thể làm cho một số biến chứng của bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn. Trước hết, nó tác động đến gan trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Nó cũng có thể tương tác với một số loại thuốc được kê cho những người mắc bệnh tiểu đường. Ngay cả khi bạn hiếm khi uống rượu, hãy nói chuyện với bác sĩ về điều đó để họ biết loại thuốc nào tốt nhất cho bạn.
Đây là những gì bạn cần biết về rượu?
1. Tương tác với thuốc tiểu đường:
– Rượu có thể khiến lượng đường trong máu tăng hoặc giảm, tùy thuộc vào mức độ bạn uống. Một số thuốc trị tiểu đường cũng làm giảm lượng đường huyết bằng cách kích thích tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn. Kết hợp tác dụng hạ đường huyết của thuốc với rượu có thể dẫn đến hạ đường huyết hoặc “sốc insulin”, đây là một trường hợp cần cấp cứu y tế.
2. Ngăn cản gan thực hiện chức năng của nó:
– Chức năng chính của gan là lưu trữ glycogen, là dạng dự trữ của glucose, do đó bạn sẽ có nguồn glucose khi chưa ăn. Khi bạn uống rượu, gan của bạn phải làm việc để loại bỏ nó khỏi máu của bạn thay vì làm việc để điều chỉnh lượng đường trong máu, hoặc glucose trong máu. Vì lý do này, bạn không bao giờ nên uống khi lượng đường trong máu của bạn đã thấp.
3. Không bao giờ uống rượu khi bụng đói:
– Thức ăn làm chậm tốc độ hấp thụ rượu vào máu. Hãy ăn một bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ có chứa carbohydrate (tinh bột) nếu bạn có ý định uống, không được để bụng đói uống rượu.
4.Luôn kiểm tra lượng đường trong máu trước khi uống đồ uống có cồn:
– Rượu làm suy giảm khả năng sản xuất đường – glucose của gan, vì vậy hãy nhớ kiểm tra để biết lượng glucose trong máu của bạn trước khi bạn uống đồ uống có cồn.
5. Rượu có thể gây hạ đường huyết:
– Trong vòng vài phút sau khi uống rượu và trong tối đa 12 giờ sau đó, nó có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn. Sau khi uống, hãy luôn kiểm tra mức đường huyết để đảm bảo rằng nó đang ở trong giới hạn an toàn. Nếu lượng đường trong máu của bạn thấp, hãy ăn một bữa ăn nhẹ để tăng đường huyết.
6. Bạn có thể cứu mạng mình bằng cách uống RƯỢU từ từ:
– Uống quá nhiều rượu có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ và mất phương hướng – các triệu chứng tương tự như hạ đường huyết. Hãy chắc chắn những người xung quanh biết bạn bị tiểu đường, để nếu bạn bắt đầu có biểu hiện như đang say, họ sẽ biết rằng các triệu chứng của bạn có thể là do hạ đường huyết. Nếu bạn bị hạ đường huyết, bạn cần sử dụng các loại như kẹo ngọt, mật ong… hoặc viên nén glucose để nâng cao mức đường huyết của mình, tránh các biến chứng nghiêm trọng.
7. Nên biết giới hạn của mình:
– Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn uống bao nhiêu là an toàn. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, điều đó có thể có nghĩa là không được uống rượu. Trong một số trường hợp, bạn có thế hạn chế bia rượu, uống dưới 1 đơn vị/ngày đối với nữ, 2 đơn vị/ ngày đối với nam (1 đơn vị = 350ml bia = 150ml rượu vang = 50ml rượu mạnh).
Mai Hương
Tham khảo: Healthline.com
👉 Đăng ký theo dõi Eatsy TV trên Youtube tại đây: https://bit.ly/35Nj0LK để nhận những công thức nấu ăn ngon, bổ dưỡng.
👉 Tải ngay ứng dụng Eatsy giúp hỗ trợ theo dõi sức khỏe và xây dựng thực đơn lành mạnh dành riêng cho bạn: https://bit.ly/3mGqSED.
👉 Like và theo dõi page của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về dinh dưỡng và sức khỏe: https://www.facebook.com/eatsy.vn/