Skip to main content

Rối loạn tâm lý rất hay gặp ở người tiểu đường. Đây cũng là một phần nguyên nhân làm bệnh tiểu đường càng thêm nặng. Vậy nên, chúng ta cần biết rõ nguyên nhân để có hướng điều trị tốt nhất.

Nguyên nhân gây rối loạn tâm lý ở bệnh nhân tiểu đường là gì:

Liên đoàn đái tháo đường thế giới IDF trong những năm gần đây, nhấn mạnh người bệnh tiểu đường dễ bị stress và các rối loạn tâm lý, tâm thần, mà phổ biến là trầm cảm, và các rối loạn lo âu. Nguyên nhân là do quá sợ hãi với chẩn đoán tiểu đường là bệnh mạn tính, không chữa khỏi được. Lo lắng về việc bị mất thu nhập, sức khỏe yếu. Lo sợ các biến chứng mạn tính của tiểu đường có thể gây tử vong và thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng.

Các rối loạn tâm lý ở bệnh nhân tiểu đường:

Các nghiên cứu cho thấy người tiểu đường có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 2-3 lần so với bình thường. Đáng chú ý là chỉ có 25 đến 50% người tiểu đường có trầm cảm được điều trị. Các dấu hiệu của trầm cảm là:

  • Buồn vô cớ
  • Dễ bực tức
  • Mất hứng thú
  • Ăn nhiều hoặc không muốn ăn gì
  • Khó ngủ
  • Đau mỏi cơ thể

Ảnh hưởng nhiều đến việc tuân thủ điều trị như quên uống thuốc, bỏ ăn, không chịu tập thể dục.

Stress và lo âu: Stress là những thay đổi về cảm xúc như lo sợ hay cáu giận hoặc những phản ứng của cơ thể như vã mồ hôi, tim đập nhanh hoặc cả hai. Khi bị stress thì các hormone của tuyến giáp và tuyến thượng thận sẽ tăng lên, làm tăng đường máu. Bên cạnh đó khi bị stress thì người bệnh cũng thường lơ là trong việc chăm sóc bản thân và kém tuân thủ điều trị.

Một rối loạn tâm lý khác là lo sợ bị hạ đường máu vì khi đường máu xuống quá thấp, não bị thiếu glucose thì người bệnh sẽ có rối loạn ý thức, cảm giác như sắp chết, nên khi tỉnh lại họ rất sợ bị lại, và họ sẽ tìm cách bớt thuốc, giảm liều insulin, ăn nhiều hơn.

Để điều trị các rối loạn tâm lý ở người bệnh tiểu đường. Ngoài dùng thuốc thì các biện pháp sau đây có hiệu quả rất tốt như:

  • Khám đúng bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Người có hiểu biết sâu về tiểu đường, có thể giúp bạn điều trị tốt hơn.
  • Khi thấy mệt, mất ngủ nhiều hãy đề nghị được đi khám bác sĩ tâm lý.
  • Gặp gỡ chuyên gia giáo dục về bệnh đái tháo đường để trao đổi về những vấn đề của bạn.
  • Tham gia các buổi sinh hoạt câu lạc bộ bệnh tiểu đường để trao đổi suy nghĩ, cảm giác của bạn với những người cùng cảnh ngộ.

EATSY         

👉 Đăng ký theo dõi Eatsy TV trên Youtube tại đây: https://bit.ly/35Nj0LK để nhận những công thức nấu ăn ngon, bổ dưỡng.

👉 Tải ngay ứng dụng Eatsy giúp hỗ trợ theo dõi sức khỏe và xây dựng thực đơn lành mạnh dành riêng cho bạn: https://bit.ly/3mGqSED.

👉 Like và theo dõi page của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về dinh dưỡng và sức khỏe: https://www.facebook.com/eatsy.vn/

https://www.facebook.com/groups/nhungnguoisongchungcungtieuduong

https://www.facebook.com/groups/giamcancungeatsy 

Eatsy không chẩn đoán hoặc đề xuất phương pháp điều trị. Bất kỳ mô tả nào về chế độ ăn kiêng, kế hoạch tập luyện hoặc chất bổ sung đều phải được thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng hiện tại của bạn. Bài viết này không đề cập đến các tình trạng cụ thể và chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung về các chủ đề chăm sóc sức khỏe. Việc làm theo bất kỳ lời khuyên nào là do bạn tự chủ động và không áp đặt bất kỳ trách nhiệm nào lên tác giả blog đối với sức khỏe và sự an toàn của bạn.

Giới thiệu về Eatsy

Eatsy là công ty công nghệ sức khỏe được thành lập vào tháng 6 năm 2020 tại Hà Nội. Chúng tôi tin rằng công nghệ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mọi người hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Eatsy cung cấp các giải pháp cá nhân hóa, hiệu quả và bền vững để giúp người dùng đạt được mục tiêu dinh dưỡng, tập luyện và sức khỏe của họ.

Trải nghiệm Eatsy - Giải pháp dinh dưỡng cá nhân hóa, hiệu quả và bền vững

Click vào đây để tải App Eatsy

Dùng thử miễn phí ⚬ Bảo đảm chất lượng ⚬ Được tin cậy trên toàn cầu

Để lại bình luận

© 2024. All Rights Reserved, Eatsy Jsc

Discover more from Eatsy

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading