Cách chọn giày dép:
- Gót không cao (dưới 3cm) để tránh làm tăng áp lực lên phần ngón chân.
- Rộng và sâu ở phần mũi, vì nếu đi giày mũi nhọn thì các ngón chân sẽ bị ép vào nhau, dễ bị loét, nhất là với người đã có biến chứng thần kinh, mất cảm giác ở các đầu ngón chân.
- Chất liệu mềm, hạn chế mép nối, mặt trong mịn để tránh gây xước chân.
- Lót trong nhẵn.
- Đế cao su dày, bằng và đệm gót chắc chắn.
- Buộc dây hoặc băng dán để ôm gọn và giữ bàn chân.
Cách thử giày dép cũng rất quan trọng với bệnh nhân tiểu đường
- Đo cả hai bàn chân vì một số bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng bàn chân hoặc biến dạng bàn chân nên hai chân có thể to nhỏ khác nhau.
- Đứng thử giày sẽ có cảm giác lỏng hay chật chính xác hơn.
- Trước khi thử giày, kiểm tra các vết ráp hoặc các vật còn sót lại trong giày, nếu có phải yêu cần loại bỏ hoặc làm nhẵn để tránh gây loét chân.
- Đi giày từ từ và không bao giờ đi giày mới cả ngày. Thường khi đi giày mới, nhất là giày da thì nguy cơ bị loét chân khá cao. Nhiều người bệnh đái tháo đường có biến chứng thần kinh nên bị mất cảm giác này.
Chú ý chọn loại tất phù hợp
- Bằng len hoặc cotton thoát mồ hôi tốt hơn tất nylon.
- Ít đàn hồi, co giãn.
- Tất có độn (bông).
- Mũi tất không chật.
- Đường may nối không thô ráp hoặc không có đường may và mặt trong mịn. Một số người có biến chứng thần kinh ngoại biên sẽ rất khó chịu khi chạm vào những chỗ này.
- Không dùng tất cao đến đầu gối
👉 Đăng ký theo dõi Eatsy TV trên Youtube tại đây: https://bit.ly/35Nj0LK để nhận những công thức nấu ăn ngon, bổ dưỡng.
👉 Tải ngay ứng dụng Eatsy giúp hỗ trợ theo dõi sức khỏe và xây dựng thực đơn lành mạnh dành riêng cho bạn: https://bit.ly/3mGqSED.
👉 Like và theo dõi page của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về dinh dưỡng và sức khỏe: https://www.facebook.com/eatsy.vn/