Người bệnh tiểu đường có nên ăn mì tôm không?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều tiểu đường chưa có câu trả lời. Chúng ta phải biết được thành phần của mì tôm và cách sử dụng mà vẫn ổn định đường huyết.
Mì tôm hay còn gọi là mì ăn liền là những vắt mì đã được nấu chín và sấy khô. Nguyên liệu chính được sử dụng trong món mì khô thường là bột mì, dầu cọ và muối. Các thành phần phổ biến trong bột nêm là muối, bột ngọt, hạt nêm và đường. Các vắt mì ban đầu được tạo ra bằng cách chiên nhanh sợi mì đã nấu chín. Đây vẫn là phương pháp chính được sử dụng ở các nước châu Á.
Mì tôm được xếp vào nhóm thực phẩm giàu tinh bột, vậy nên chúng sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bạn tăng cao. Tuy nhiên chỉ số đường huyết của bạn còn phụ thuộc vào loại mì bạn chọn, lượng thực phẩm ăn kèm. Vậy nên người bệnh tiểu đường có thể ăn được mì tôm nhé.
HÀM LƯỢNG CARBOHYDRATE
Thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao sẽ làm tăng lượng đường trong máu hơn là thực phẩm có hàm lượng carbohydrate thấp. Một gói mì Hảo Hảo (75g) có chứa 51,4g carbohydrate, một hộp mì Omachi (68g) có chứa 40,5g carbohydrate. Vậy nên khi ăn quá nhiều mì tôm có thể dẫn đến chỉ số đường huyết của bạn tăng cao, không tốt cho người bệnh tiểu đường.
CÁCH ĂN MÌ TÔM NHƯNG VẪN KIỂM SOÁT ĐƯỢC CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT
Không phải người bệnh tiểu đường là không được ăn tinh bột, chúng ta phải biết kết hợp những thực phẩm khác cùng với những loại tinh bột đó để giúp ổn định đường huyết hơn.
1.Cân đối khẩu phần
Trong bữa ăn của người bệnh tiểu đường, quan trọng nhất là bạn phải cân đối được khẩu phần. Bạn nên tính toán được lượng carbohydrate mình được nạp vào cơ thể nhé, như thế có thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn đó.
2. Ăn kèm với các thực phẩm giàu protein
Khi ăn mì, bạn nên kèm theo các món giàu protein lành mạnh như trứng, thịt gà nạc, đậu phụ… Khi tiêu thụ protein cũng sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Đây cũng là một cách tốt để tránh tình trạng đường huyết tăng nhanh.
3. Nên ăn rau trước
Việc ăn rau trước sẽ làm tăng cảm giác no và ngăn bạn ăn quá nhiều. Ngoài ra, thứ tự tiêu thụ thực phẩm trong bữa ăn có thể ảnh hưởng đến đường trong máu. Vậy một thứ tự đúng đó là ăn rau xanh, ăn protein và cuối cùng là tinh bột bạn nhé.
4. Không nên nấu mì quá chín
Mì khi nấu quá chín sẽ có lượng đường cao hơn. Do đó, khi nấu mì nên chú ý thời gian, tránh để mì quá chín, từ đó làm chậm khả năng hấp thu carbohydrate nhé.
EATSY
👉 Đăng ký theo dõi Eatsy TV trên Youtube tại đây: https://bit.ly/35Nj0LK để nhận những công thức nấu ăn ngon, bổ dưỡng.
👉 Tải ngay ứng dụng Eatsy giúp hỗ trợ theo dõi sức khỏe và xây dựng thực đơn lành mạnh dành riêng cho bạn: https://bit.ly/3mGqSED.
👉 Like và theo dõi page của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về dinh dưỡng và sức khỏe: https://www.facebook.com/eatsy.vn/
https://www.facebook.com/groups/nhungnguoisongchungcungtieuduong