Chất béo (fat) là một phần quan trọng trong thực đơn của bạn nhưng ăn bao nhiêu là tốt thì không phải ai cũng biết. Fat cùng với protein và carb là một trong ba chất dinh dưỡng quan trọng trong thực đơn của bạn.
Vai trò và lợi ích sức khỏe của chất béo:
- Năng lượng: đây là một nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời với 9Kcal/g. Trong khi protein và carb chỉ cung cấp 4Kcal/g. Fat trong mô mỡ còn là nguồn dự trữ năng lượng được giải phóng. Trường hợp nguồn cung cấp từ bên ngoài tạm thời bị ngừng hoặc giảm sút.
- Tạo hình: Fat là cấu trúc quan trọng của tế bào và của các mô trong cơ thể. Mô mỡ ở dưới da và quanh các phủ tạng là một mô đệm có tác dụng bảo vệ, nâng đỡ cho các mô của cơ thể khỏi những tác động bất lợi của môi trường bên ngoài như nhiệt độ và sang chấn.
- Điều hòa hoạt động của cơ thể: Fat trong thức ăn rất cần thiết. Cụ thể trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K. Cholesterol là thành phần của acid mật và muối mật. Rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng ở ruột. Tham gia vào thành phần của một số hormon loại steroid. Cần cho hoạt động bình thường của hệ nội tiết và sinh dục.
- Chế biến thực phẩm: Fat rất cần cho quá trình chế biến nhiều loại thức ăn, tạo cảm giác ngon miệng. Còn làm chậm xuất hiện cảm giác đói sau ăn.
Lượng fat tích trong cơ thể bạn sẽ còn giúp cách nhiệt cơ quan nội tạng. Giữ cho bạn ấm và cung cấp năng lượng để sinh tồn trong trường hợp phải nhịn đói thời gian dài.
Các loại chất béo:
1. Chất béo không bão hòa đơn
- Có trong dầu oliu giúp làm giảm nguy cơ bị các bệnh về tim và tiểu đường. Đặc biệt các thực đơn có nhiều chất béo không bão hoà đơn còn giúp làm tăng HDL – lượng cholesterol. Rất tốt cho sức khoẻ và độ no lâu để giúp giảm cảm giác thèm ăn.
2. Chất béo không bão hoà đa
- Bao gồm omega 3 và omega 6. Omega 3 có nhiều trong hải sản như cá hồi, cá mòi, cá trích và cá thu. Ngoài ra, chúng cũng được tìm thấy trong hạt lanh, quả óc chó, rau quả lá xanh, cây họ đậu, đặc biệt là đậu nành. Chất béo này giúp giảm các triệu chứng viêm sưng, như viêm khớp và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Omega-6 có khả năng giúp cơ thể kiểm soát hàm lượng cholesterol xấu, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Omega-6 có nhiều trong các loại thực phẩm như hạt hướng dương, đậu nành, dầu hạt cải và đậu phộng.
3. Chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá
- Là chất béo không tốt cho cơ thể. Chất béo bão hòa làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao như: thịt mỡ, trứng, da gia cầm, chế phẩm từ sữa (pho mát, kem, sữa béo), cọ, dừa, bơ ca cao, khoai tây chiên, bánh quy,… Đây là một loại chất béo bị hydro hóa trong quá trình chế biến. Bên cạnh đó, chất béo chuyển hoá làm giảm cholesterol tốt (HDL), tăng cholesterol xấu (LDL) và triglycerides trong cơ thể. Loại chất béo này thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến như bánh quy, bánh ngọt, đồ ăn nhẹ, thực phẩm đông lạnh,…
EATSY
👉 Đăng ký theo dõi Eatsy TV trên Youtube tại đây: https://bit.ly/35Nj0LK để nhận những công thức nấu ăn ngon, bổ dưỡng.
👉 Tải ngay ứng dụng Eatsy giúp hỗ trợ theo dõi sức khỏe và xây dựng thực đơn lành mạnh dành riêng cho bạn: https://bit.ly/3mGqSED.
👉 Like và theo dõi page của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về dinh dưỡng và sức khỏe: https://www.facebook.com/eatsy.vn/
https://www.facebook.com/groups/nhungnguoisongchungcungtieuduong