Skip to main content

Tiểu đường thai kỳ, giống như các loại bệnh tiểu đường khác, gây ảnh hưởng đến cách các tế bào của bạn sử dụng đường (glucose), làm cho lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi.

Mặc dù có bất kỳ biến chứng thai kỳ nào đang xảy ra, nhưng có một tin tốt. Những phụ nữ có ý định làm mẹ trong tương lai có thể kiểm soát căn bệnh này bằng cách lựa chọn ăn các thực phẩm lành mạnh, tập thể dục và nếu cần có thể dùng thuốc. Kiểm soát lượng đường trong máu có thể giữ cho bạn và thai nhi khỏe mạnh, đồng thời ngăn ngừa ca sinh khó.

Ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường trong máu thường trở lại bình thường ngay sau khi sinh. Nhưng bạn lại có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn. Bạn sẽ cần được kiểm tra những thay đổi về lượng đường trong máu thường xuyên hơn.

I, DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG:

– Đối với hầu hết phụ nữ, bệnh tiểu đường thai kỳ không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng chú ý. Cảm thấy khát và đi tiểu thường xuyên hơn là những triệu chứng có thể xảy ra.

KHI NÀO BẠN CẦN ĐẾN GẶP BÁC SĨ?

Nếu có thể, hãy đi khám sức khỏe sớm – khi lần đầu tiên bạn nghĩ đến việc cố gắng mang thai – để bác sĩ có thể kiểm tra nguy cơ mắc bệnh cùng với sức khỏe tổng thể của bạn. Sau khi bạn mang thai, bác sĩ sẽ kiểm tra bạn xem có bị tiểu đường thai kỳ hay không trong quá trình chăm sóc trước khi sinh.

Nếu bạn có phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn có thể cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn. Những điều này rất có thể xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ, khi bác sĩ sẽ theo dõi lượng đường trong máu của bạn và sức khỏe của thai nhi.

kiểm tra tiểu đường thai kỳ

II, NGUYÊN NHÂN:

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết tại sao một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và những người khác thì không. Cân nặng dư thừa trước khi mang thai thường đóng một vai trò nào đó.

Thông thường, các hormone khác nhau hoạt động để giữ lượng đường trong máu của bạn ở mức kiểm soát. Nhưng khi mang thai, lượng hormone thay đổi, khiến cơ thể bạn khó kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Điều này làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng lên.

III, YẾU TỐ NGUY CƠ:

– Một số phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Thừa cân và béo phì.
  • Thiếu hoạt động thể chất.
  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ trước đó hoặc tiền tiểu đường.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Bệnh tiểu đường ở một thành viên trong gia đình.
  • Trước đây đã sinh một em bé nặng hơn 9 pound (4,1 kg).
  • Chủng tộc – Phụ nữ da đen, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ da đỏ và người Mỹ gốc Á có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn.

IV, CÁC BIẾN CHỨNG:

– Bệnh tiểu đường thai kỳ không được quản lý cẩn thận có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao. Có thể gây ra các vấn đề cho bạn và thai nhi, bao gồm tăng khả năng phải sinh mổ.

CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI:
  • Cân nặng lúc sinh quá mức: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ có thể khiến thai nhi phát triển quá lớn. Trẻ sơ sinh quá lớn – những trẻ nặng từ 9 pound (4,1kg)  trở lên – có nhiều khả năng bị chèn ép trong ống sinh, bị chấn thương khi sinh hoặc cần sinh mổ.
  • Sinh sớm (non tháng): Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ phụ nữ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh. Hoặc có thể có khuyến nghị sinh sớm vì em bé đã lớn.

nguy cơ sinh non-tiểu đương thai kỳ

  • Gặp tình trạng khó thở: Trẻ sinh ra sớm từ những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể bị hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở.
  • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Đôi khi con của những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh. Những đợt hạ đường huyết nặng có thể gây co giật cho bé. Cho ăn nhanh chóng và đôi khi truyền dung dịch đường tĩnh mạch có thể đưa lượng đường trong máu của em bé trở lại bình thường.
  • Béo phì và tiểu đường tuýp 2 sau này: Em bé của những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 sau này.
CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI MẸ:
  • Cao huyết áp và tiền sản giật: Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ cao huyết áp, cũng như tiền sản giật – một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ gây ra huyết áp cao và các triệu chứng khác có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và con.
  • Sinh mổ (mổ đẻ): Bạn có nhiều khả năng sinh mổ nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ.

nguy cơ mổ đẻ

  • Có nguy cơ bị bệnh tiểu đường trong tương lai: Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bạn có nhiều khả năng mắc lại bệnh này ở lần mang thai trong tương lai. Bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn khi bạn già đi.

V, PHÒNG NGỪA:

– Không có gì đảm bảo khi nói đến việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ – nhưng bạn càng có nhiều thói quen lành mạnh trước khi mang thai thì càng tốt. Nếu bạn từng bị căn bệnh này, những lựa chọn lành mạnh này cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh lần nữa trong những lần mang thai sau này hoặc phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.

  • Ăn đồ ăn lành mạnh, có lợi cho sức khỏe: Chọn thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo. Tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Cố gắng lựa chọn đa dạng để giúp bạn đạt được mục tiêu mà không ảnh hưởng đến hương vị hoặc dinh dưỡng. Chú ý tới kích thước khẩu phần ăn.

Ăn uống lành mạnh phòng tiểu đường thai kỳ

  • Tích cực hoạt động thể lực: Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tiểu đường thai kỳ. Mục tiêu 30 phút hoạt động vừa phải vào hầu hết các ngày trong tuần. Đi bộ nhanh hàng ngày. Đạp xe. Bơi. Các đợt hoạt động ngắn – chẳng hạn như đỗ xe xa cửa hàng hơn để đi bộ hoặc đi dạo một quãng ngắn.

tập luyện phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

  • Mang thai ở mức cân nặng hợp lý: Nếu bạn dự định mang thai, giảm cân trước có thể giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh hơn. Tập trung vào việc thay đổi lâu dài thói quen ăn uống có thể giúp bạn vượt qua thai kỳ, chẳng hạn như ăn nhiều rau và trái cây.
  • Đừng tăng cân hơn mức khuyến nghị: Tăng cân trong thai kỳ là bình thường và khỏe mạnh. Nhưng tăng cân quá nhanh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ mức tăng cân hợp lý cho bạn.

Mai Hương

Tham khảo: mayoclinic.org

👉 Đăng ký theo dõi Eatsy TV trên Youtube tại đây: https://bit.ly/35Nj0LK để nhận những công thức nấu ăn ngon, bổ dưỡng.

👉 Tải ngay ứng dụng Eatsy giúp hỗ trợ theo dõi sức khỏe và xây dựng thực đơn lành mạnh dành riêng cho bạn: https://bit.ly/3mGqSED.

👉 Like và theo dõi page của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về dinh dưỡng và sức khỏe: https://www.facebook.com/eatsy.vn/

 

Eatsy không chẩn đoán hoặc đề xuất phương pháp điều trị. Bất kỳ mô tả nào về chế độ ăn kiêng, kế hoạch tập luyện hoặc chất bổ sung đều phải được thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng hiện tại của bạn. Bài viết này không đề cập đến các tình trạng cụ thể và chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung về các chủ đề chăm sóc sức khỏe. Việc làm theo bất kỳ lời khuyên nào là do bạn tự chủ động và không áp đặt bất kỳ trách nhiệm nào lên tác giả blog đối với sức khỏe và sự an toàn của bạn.

Giới thiệu về Eatsy

Eatsy là công ty công nghệ sức khỏe được thành lập vào tháng 6 năm 2020 tại Hà Nội. Chúng tôi tin rằng công nghệ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mọi người hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Eatsy cung cấp các giải pháp cá nhân hóa, hiệu quả và bền vững để giúp người dùng đạt được mục tiêu dinh dưỡng, tập luyện và sức khỏe của họ.

Trải nghiệm Eatsy - Giải pháp dinh dưỡng cá nhân hóa, hiệu quả và bền vững

Click vào đây để tải App Eatsy

Dùng thử miễn phí ⚬ Bảo đảm chất lượng ⚬ Được tin cậy trên toàn cầu

Để lại bình luận

© 2024. All Rights Reserved, Eatsy Jsc

Discover more from Eatsy

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading