– Tăng đường huyết đề cập đến mức độ cao của đường – glucose trong máu. Nó xảy ra khi cơ thể không sản xuất hoặc sử dụng đủ insulin, đây là một loại hormone giúp vận chuyển glucose vào tế bào để sử dụng làm năng lượng.
– Lượng đường trong máu cao là một chỉ số hàng đầu của bệnh tiểu đường. Nếu một người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát được lượng đường trong máu của họ, họ có thể phát triển một biến chứng nặng được gọi là nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA). Và nếu không được điều trị, họ có thể rơi vào tình trạng hôn mê tiểu đường, một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu cách nhận biết tăng đường huyết, cách điều trị, nguyên nhân và biến chứng có thể xảy ra.
I, NGUYÊN NHÂN:
Hầu hết mọi người sẽ bị tăng lượng đường trong máu sau khi ăn một bữa ăn nhiều carbonhydrate – đường, nhưng những người bị tăng đường huyết liên tục có thể gặp vấn đề với việc sản xuất hoặc sử dụng insulin .
– Insulin là một loại hormone được sản xuất trong tuyến tụy cho phép các tế bào sử dụng glucose để tạo ra năng lượng và hoạt động bình thường. Khi insulin thấp hoặc không hiệu quả, bệnh tiểu đường có thể phát triển.
Có hai loại bệnh tiểu đường:
- Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi cơ thể không sản xuất insulin.
- Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả. Kết quả là, glucose vẫn còn trong máu và lưu thông cơ thể.
– Ăn quá nhiều và không tập thể dục đủ có thể dẫn đến lượng đường trong máu liên tục cao. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của insulin bằng cách cung cấp cho nó nhiều glucose hơn mức nó có thể xử lý.
– Căng thẳng trong công việc, cuộc sống và các mối quan hệ cũng có thể giải phóng hormone giữ cho glucose ở mức cao trong máu. Một nghiên cứu đã thống kê mối liên hệ giữa căng thẳng với lượng đường trong máu cao.
– Bệnh tật, chẳng hạn như cảm cúm, cũng có thể dẫn đến căng thẳng khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.
HIỆN TƯỢNG BÌNH MINH Ở BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG:
– Một nguyên nhân phổ biến gây tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường là hiện tượng bình minh (Dawn Phenonmenon)
– Tình trạng này xảy ra vào buổi sáng sớm khi một số hormone như epinephrine, glucagon và cortisol khiến gan giải phóng glucose vào máu. Hiện tượng này thường xảy ra vào khoảng 8 đến 10 giờ sau khi một người mắc bệnh tiểu đường đi ngủ.
– Tuy nhiên, không phải tất cả kết quả lượng đường trong máu cao vào buổi sáng đều là do hiện tượng bình minh. Chúng cũng có thể xảy ra do ăn đồ ăn nhẹ có đường hoặc nhiều carbohydrate trước khi đi ngủ, dùng thuốc không đúng liều lượng hoặc không dùng đủ insulin.
– Thức dậy vào ban đêm và kiểm tra lượng đường trong máu có thể là một cách hiệu quả để xác định đây là kết quả của hiện tượng bình minh hay do các nguyên nhân khác.
II, CÁC TRIỆU CHỨNG:
– Tăng đường huyết gây ra các triệu chứng mà một người sẽ phát hiện ra trong quá trình tự theo dõi hoặc nhận thấy theo những cách khác, bao gồm:
- Mức đường huyết cao hơn 130mg/dl (7,2mmol/l) trước khi ăn hoặc trên 180mg/dl (10mmol/l) ở thời điểm 2 giờ sau khi bắt đầu bữa ăn
- Thường xuyên phải đi tiểu
- Cảm thấy khát thường xuyên hơn
- Lượng glucose trong nước tiểu cao hơn mức trung bình
– Trong khi các triệu chứng đáng chú ý của tăng đường huyết không thường xảy ra ở mức dưới 250 mg/dl (13,9mmol/l), những người mắc bệnh tiểu đường nên tự theo dõi thường xuyên để nắm bắt mức đường huyết trước khi họ đến giai đoạn gây ra các triệu chứng.